Vài cảm nhận về nhu cầu nghe nhạc vàng của khán giả hiện nay

Abraham Maslow (1908-1970) là nhà tâm lý học người Mỹ, đã từng giảng dạy và nghiên cứu học thuyết thang nhu cầu của mình tại trường Brandeis University. Lý thuyết của ông giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Hiện nay thuyết này được áp dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản trị Marketing để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, từ đó có chiến lược sản xuất, phân phối hàng hóa đáp ứng thị trường.

Theo thuyết Maslow thì nhu cầu con người nói chung được chia thành 5 bậc (kèm hình ảnh). Riêng lĩnh vực ca khúc ở Việt Nam thì người nghe chủ yếu nhằm thỏa mãn các nhu cầu ở bậc 1, bậc 2 và bậc 3.

Vậy người nghe nhạc vàng hiện nay ở bậc nào trong thang nhu cầu của Maslow?

Trả lời được câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng để định hình được nhu cầu của người nghe cũng như phản ánh được thực trạng sự phát triển ca khúc Việt hiện nay. Bởi vì theo thuyết của Maslow thì khi nhu cầu xã hội tăng lên ở bậc cao hơn thì phản ánh xã hội đó phát triển hơn so với nhu cầu ở các bậc thấp.

Đối với “người nghe nhạc vàng”, đa số là thỏa mãn các nhu cầu ở cả ba bậc của thang nhu cầu Maslow, trong đó nhu cầu bậc 2 và bậc 3 ở giai đoạn hiện nay có xu hướng phát triển hơn.

Cụ thể:

Như vậy, dựa vào ba bậc thang nhu cầu trên thì nhạc vàng vẫn tồn tại như những con sóng, lúc thì cao trào, lúc thì bình lặng trong lòng người nghe nhưng đều phủ khắp các bậc thang của nhu cầu. Có ý kiến cho rằng, khi lứa tuổi nghe nhạc vàng qua đi thì dòng nhạc vàng cũng trở thành dĩ vãng. Ý kiến này chỉ đúng khi lượng người nghe cố định ở một giai đoạn, khi lượng người này giảm thì nhu cầu sẽ giảm. Nhưng dựa vào thang cầu cầu Maslow thì rõ ràng lượng người nghe không cố định, mà “như con sóng” và luôn có tính kế thừa. Đặc biệt là xuất hiện rất nhiều các ca sĩ trẻ hát nhạc vàng hoặc nhiều ca sĩ trẻ chuyển qua dòng nhạc vàng; và cũng có rất nhiều ca khúc mới được âm thầm sáng tác, nhưng vẫn giữ được nét “vàng” của dòng nhạc xưa. Con sóng này hiện nay đang ẩn mình, nấp sau sự ồn ào của các loại nhạc nhảm nhí trên thị trường qua các trang mạng hiện nay của giới trẻ.

Riêng về nhạc trẻ hiện nay, nếu dựa vào thang nhu cầu của Maslow, về mặt chủ quan thì có lẽ chỉ thõa mãn ở nhu cầu bậc 1 trong giới trẻ, tức là nghe nhạc với mục đích duy nhất là chỉ để giải trí. Đây là nhu cầu thấp nhất của con người để thỏa mãn bản năng sinh tồn của mình. Nếu người nghe và người sáng tác chỉ dừng lại ở nhu cầu này thì thật sự quá tầm thường, một điều đáng buồn cho âm nhạc nói chung.

Tóm lại, theo thuyết về thang nhu cầu của Maslow có thể kết luận rằng, những dòng nhạc nào chiếm đa số ở thang nhu cầu bậc cao hơn thì dòng nhạc đó phản ánh xu hướng phát triển của xã hội./.

Tác giả: Võ Thanh Bình
Gửi riêng cho nhacxua.vn

Exit mobile version