Tuyển chọn những hình ảnh tuyệt đẹp của Đà Lạt thuở ban sơ

Trong ký ức của nhiều người Việt Nam khoảng 20-30 năm về trước, Đà Lạt là một cõi rất riêng biệt. Nó không xô bồ và chen chúc trong mỗi mùa lễ như ngày nay, mà Đà Lạt lúc đó thật sự là vùng đất của sự yên tịnh, của những lãng đãng trời mây và sương giăng ngang phố.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Từ khi người Pháp đánh thức vùng đất cao nguyên này từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng, cho đến tận nhiều năm sau đó, Đà Lạt vẫn giữ được cho mình nét trầm lắng riêng biệt, với bầu không khí có thể xem độc nhất vô nhị ở miền Nam: trời lạnh buốt đến tận lòng, và dày đặc sương mù từ mỗi đêm cho đến sáng sớm.

Ngày nay Đà Lạt đã đánh mất những điều đó. Như là những cô sơn nữ đẹp hoang dại núi rừng lúc ban đầu, cô đã bôi son trét phấn lòe loẹt để trở thành một cô gái đô thị, đánh mất đi những thứ bản nguyên đã làm nên vẻ đẹp của mình. Người ta tìm đến Đà Lạt là để được nhìn những chập chùng thung xanh, có đường dốc quanh co giữa những rừng thông trầm mặc mờ khuất trong sương bay. Họ không tìm đến để nhìn thấy nhà cao tầng cùng những thứ bê tông lạnh lẽo mà bất kỳ đô thị nào cũng có, và thấy xót xa khi chứng kiến những đồi thông đang ngã xuống dần, thay vào đó là những dãy nhà khô khốc mọc lên.

Năm xưa, bầu không khí bao quanh Đà Lạt như là một cỗ máy lạnh tự nhiên khổng lồ, cái lạnh làm cho cây cối, hoa lá nơi đây luôn có được những sắc thái rất đặc biệt, và cái lạnh đó cũng làm cho đôi má những nàng thiếu nữ Đà Lạt luôn ửng hồng.

Ngày nay điều đó đang mất dần. Đà Lạt giờ đây đã biết đến những trưa nắng gắt, người Đà Lạt đã quen với những mồ hôi nhễ nhại đặc trưng của vùng nhiệt đới, và các khách sạn đã bắt đầu lắp máy lạnh, một điều tưởng như là hoang đường chỉ khoảng 10 năm trước.

Nhiều năm về trước, Đà Lạt đã có không khí bồng bềnh phiêu lãng, bàng bạc nên thơ làm ngây ngất lòng người. Có thể nói, mọi thứ ở Đà Lạt đều hiện lên đầy màu sắc lãng mạn, và đã từ lâu xứ sở này đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương ghé đến, trong đó có những người nhạc sĩ tài hoa và đa cảm, và cũng vì vậy mà Đà Lạt cũng là một trong những địa danh đã đi vào trong âm nhạc nhiều nhất.

Ngày nay dù là vẫn còn đó hình dáng “từng đôi đi trên phố vắng”, hay là “đường quanh co quyện gốc thông già”, du khách đứng trên triền dốc vẫn còn có thể thấy được đồi thông… Và dù Đà Lạt vẫn còn lạnh hơn so với vùng đồng bằng, vẫn còn sương mù giăng những đêm về, nhưng những di sản đã làm nên thương hiệu của Đà Lạt đang dần mất, dù cho bao nhiêu người có nuối tiếc, có níu kéo, thì đó là điều không thể đảo ngược nữa, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Trong tâm trạng hoài cổ, thương xót cho một thời quá khứ của Đà Lạt đó, mời các bạn xem lại những bức ảnh Đà Lạt xưa, vào những ngày tháng còn ban sơ:

Hồ Xuân Hương được người nước ngoài gọi là Grand Lake, là hồ lớn nằm giữa lòng thành phố, là nguồn thơ của biết bao nhiêu thế hệ. Tấm ảnh này được chụp từ hơn 80 năm trước

Hồ Xuân Hương nhìn từ trên cao. Có thể nhìn thấy ở dưới là ngôi trường nổi tiếng Yersin Lycee. Ngay bên trái là Nha Địa Dư Quốc Gia, nơi thời Pháp gọi là Sở địa dư Đông Dương, hiện nay gọi là Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt. Bên phải hình là Đồi Cù, nơi mà ngày nay du khách không còn được tự do đến tham quan nữa
Một góc ảnh khác tương tự ảnh bên trên
Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt.
Thung lũng tình yêu năm xưa
Đà Lạt 100 năm trước còn rất hoang sơ
Xa xa là tháp bút của trường Yersin Lycee, ngôi trường nổi tiếng được đặt theo tên của vị bác sĩ nổi tiếng đã khám phá ra cao nguyên Lâm Viên
Lăng quận công Nguyễn Hữu Hào – cha của Nam Phương Hoàng Hậu, tọa lạc tại ngọn đồi ở phía Tây Nam thành phố Đà Lạt – nằm trên đường Vạn Thành – Tà Nùng từ ngã ba Hoàng Văn Thụ cách thác Cam Ly 150m.
Không ảnh Đà Lạt, với hình ảnh nhà thủy tạ giữa hồ Xuân Hương. Góc trên bên phải là nhà thờ Con Gà, nơi nhạc sĩ Lam Phương đã “quỳ bên em trong góc giáo đường”. Kê bên nhà thờ là Dalat Hôtel du Parc danh tiếng, rồi đến Dalat Palace.
Khu Hòa Bình (chợ cũ) ở bên trái, và Chợ Mới ở bên phải, nối nhau bằng cây cầu cạn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế
Trường Lycée Yersin là công trình kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Điểm nhấn của trường là dãy lớp học hình vòng cung và tháp chuông cao. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, còn mái được lợp bằng ngói cũng của Pháp
Đà Lạt năm 1934, đường vào trung tâm từ phía đường Prenn cũ (đèo Mimosa)
Rong chơi Đồi Cù. Xa xa là tháp bút của trường Yersin Lycee
Hồ Xuân Hương lặng lẽ giữa lòng thành phố
Không ảnh chụp hồ trung tâm Đà Lạt
Dalat Palace, khách sạn quy mô và bề thế nhất Đà Lạt

Từ trên Dalat Palace nhìn xuống. Ban đầu tòa nhà này tên là Lang Biang Palace
Từ Dalat Palace nhìn xuống Hồ Xuân Hương
Một góc ảnh khác nhìn từ Dalat Palace xuống. Nơi này được xây vào năm 1922 với tên gọi đầu tiên là Lang Bian Palace
“Linh Sơn đâu đây nghe tiếng chuông ban chiều”
Trên bờ hồ Xuân Hương
Nếu là người Đà Lạt, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngã 3 này bên hồ Xuân Hương. Đó là ngã 3 Thống Nhất – Bà Huyện Thanh Quan khi xưa. Nay là ngã 3 Trần Quốc Toản – Yersin
Từ trên Lang Bian nhìn xuống

Cận cảnh nhà thủy tạ giữa Hồ Xuân Hương

Một số hình ảnh Đà Lạt đầu thế kỷ 20:

Hồ Xuân Hương, bên kia là Lycée Yersin khi đang xây dựng
Thác Pongour trên sông Đa Nhim ở Đức Trọng,

Thác Cam Ly
Trường Petit Lycée

Nhà thờ Chánh Tòa đầu tiên của Đà lạt (nhà thờ số 1)
Khu nhà của các nhà truyền giáo Pháp. Phía xa là ngôi nhà thờ thứ hai tại Dalat (khánh thành ngày 17-2-1923), sau đó nhà thờ này được thay thế bằng Nhà thờ Chánh Tòa hiện nay
Nhà thờ Chánh Tòa thứ 2 ở Đà Lạt
Nhà thờ Chánh Tòa thứ 3, tức nhà thờ hiện nay, thường được gọi là Nhà Thờ Con Gà, trên đỉnh tháp chuông có đúc hình một con gà trống
Hôtel du Parc, đến nay vẫn còn
Hôtel du Parc, bên trái hình là Nhà Thờ
Viện Pasteur ở Đà Lạt, đến nay vẫn còn

Dinh II Bảo Đại
Biệt thự nghỉ mát của Thống đốc Nam Kỳ. Trước 1975 là tòa Hành chánh tỉnh Tuyên Đức, nay là UBND tỉnh Lâm Đồng.
Biệt thự này nằm trên một ngọn đồi thoai thoải, ngày nay ở đầu thường Trần Hưng Đạo
Hình chụp từ trên Tháp Bút của Lycée Yersin, hai ngôi nhà bên dưới đến nay vẫn còn
Đà Lạt hoàng hôn
Hồ Than Thở
Đường vào Dalat từ đường Prenn cũ (này là đèo Mimosa)
Trận lụt lịch sử 4/5/1932
Toàn cảnh Dalat nhìn từ đồi Dinh Tỉnh trưởng. Dinh này được xây từ khoảng năm 1910 và đến nay vẫn còn
Cầu gỗ qua nhà Thủy Tạ, phía xa là khu Công chánh và đồi Dinh Tỉnh trưởng
Nhà Thủy Tạ
Dòng nữ tu Couvent du Domaine de Marie, thường được gọi là nhà thờ Domaine, đến nay vẫn còn

Ga Đà Lạt
Bên trong ga Đà Lạt

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Exit mobile version