Tuyển chọn những hình ảnh Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh

Sài Gòn từ những thế kỷ 19 và đầu thế kỷ thế kỷ 20 được người Pháp quy hoạch và trồng rất nhiều cây xanh dọc những con đường lớn và rất nhiều công viên.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Cho đến năm 1975, những con đường rũ bóng mát vẫn là một đặc trưng của Sài Gòn, đi vào nhạc rất thơ mộng: “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát”.

Nhưng rồi những năm gần đây, Sài Gòn bị cuốn vào cơn lốc của đô thị hóa, những tuyến đường nổi tiếng là rợp bóng cây xanh đã trở nên trơ trọi, nhiều người vẫn còn nhớ và tiếc nuối cho hàng cây cổ thụ trên đường Cường Để ngày xưa…

Xin đăng lại những tấm hình Sài Gòn ngày xưa rợp bóng cây xanh.

Khu vực trung tâm Sài Gòn, Nhà Thờ và xung quanh:

Đây là bức anh được chụp đầu thế kỷ 20, cho thấy bao quát khu vực Vương Cung Thánh Đường với một màu xanh ngắt.

Từ công viên Thống Nhứt nhìn qua Nhà Thờ.
Một tấm ảnh nhìn từ trên cao, được chụp vào thập niên 1960.
Bưc tượng Petrus Ký được đặt trong công viên, sau này đã bị di dời

Con đường Duy Tân chạy về phía Nhà Thờ. Phía đằng sau người chụp ảnh là Hồ Con Rùa, khu vực mà nhạc sĩ Phạm Duy đã viết: con đường Duy Tân cây dài bóng mát…

Hồ Con Rùa khi chưa có… con rùa. Lúc này vẫn còn là tượng đài chiến sĩ, đến sau năm 1965 thì hồ mới được xây.

Khu vực mảng xanh đại lộ Thống Nhứt, kéo dài từ Thảo Cầm Viên cho đến Dinh Độc Lập:

Đầu đường Thống Nhứt, đoạn đi qua Đại sứ quán Hoa Kỳ
Một góc Công Viên Thống Nhứt
Đại lộ Thống Nhứt dẫn về dinh Độc Lập
Đại lộ Thống Nhứt nhìn về phía Nhà Thờ
Dinh Độc Lập khi vẫn còn mang tên Norodom

Khu vực trục đường Tự Do

Đường Tự Do là con đường đẹp và sang trọgn bậc nhất Sài Gòn, với sự đóng góp không nhỏ về cảnh quan với rất nhiều mảng xanh.

Hình ảnh đầu đường Tự Do đầu thế kỷ 20

Cây cối san sát trên đường Tự Do

Đây là Công Viên Chi Lăng, lá phổi xanh nằm trong trung tâm đô thành. Công viên này đã gắn với ký ức của nhiều thế hệ người dân Sài Gòn ngày xưa.

Đây là một điểm dừng thú vị và bất ngờ đối với những du khách đang muốn khám phá con đường Catinat/Tự Do với nhiều hàng quán sang trọng. Với những người làm việc công sở gần đó thì thường hẹn nhau uống cà phê hay ăn trưa ở công viên rất thú vị mà không quá đắt đỏ.

Khu vực trung tâm Lê Lợi – Nguyễn Huệ

Trục đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ là khu trung tâm sầm uất nhất Sài Gòn kể từ thế kỷ 19 cho đến nay. Dù là nơi nhộn nhịp của những khu thương mại, nhưng trục đường này không thiếu bóng cây xanh.

Công trường Lam Sơn – đại lộ Lê Lợi

Khu vực quận ba

Hình ảnh tuyệt đẹp bên trên được chụp năm 1965. Đây là đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) lúc còn cho lưu thông 2 chiều. Khúc này là ngã tư Phan Đình Phùng và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo).

Đi tới nữa là ngã ba Phan Đình Phùng – Nguyễn Gia Thiều (chỗ có thấy hàng rào sắt màu xanh lá cây), là Consulat Général de France (trước 1966 hoặc 1967 là trường tư thục Lê Quý Đôn) do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế. Ở bên phải của người chụp tấm hình này là Toà Tổng Giám Mục, kế bên là biệt thự của tổng giám đốc công ty Shell do KTS Nguyễn Văn Hoa thiết kế. Còn ở bên trái là biệt thự của tổng giám đốc Chartered Bank, cũng do KTS Hoa thiết kế đầu thập niên 1960, đã bị chính phủ đập phá để xây trường mầm non và chỉ còn lại hồ bơi.

Đường Pasteur

Đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần)
Ngã tư Đoàn Thị Điểm – Phan Thanh Giản năm 1966, bên trái là tường rào trường nữ Gia Long

Đường Trương Công Định (nay là Trương Định) băng ngang công viên Tao Đàn

Một số khu vực khác:

Đường Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng)

Với những người Sài Gòn sống trước năm 1975, cho đến tận cách đây vài năm, thì hàng cây cổ thụ rợp bóng mát trên đường Cường Để này là hình ảnh không thể nào quên được.

Tuy nhiên từ năm 2014, những cây cổ thụ này đã bị đốn hạ để nhường chỗ cho công trình giao thông.

 

Đại lộ Trần Hưng Đạo, là “gót mòn đại lộ buồn” trong nhạc của Tô Thanh Tùng cũng rợp bóng cây 2 bên đường.

Đường Chu Mạnh Trinh

Nhà thờ Thánh nữ Jeanne d’Arc năm 1967. Được xây dựng từ năm 1922 với phong các kiến trúc Gothic tổng thể, mặt trước là tháp chuông, mặt sau là dãy nhà làm lễ kéo dài có sảnh chính dạng hình giật cấp. Ngày nay người ta quen gọi là nhà thờ Ngã Sáu ở đường Hùng Vương.

Bệnh viện Grall trên đường Gia Long năm 1965, nay là Lý Tự Trọng. Bệnh viện này ngày nay là BV Nhi Đồng 2.

Sông Sài Gòn nhìn từ trên khách sạn Majestic

Dinh Gia Long trên đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng)

Đường Minh Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự)

Đông Kha (nhacxua.vn)

Exit mobile version