Tuyển chọn hình ảnh đẹp về Biên Hòa thập niên 1960

Ngày nay, nếu nhắc đến tên Biên Hòa, người ta sẽ nghĩ đến một địa phương cách Sài Gòn 30km về phía Đông Bắc, giáp với Dĩ An của Bình Dương. Trước 1975, một phần của Dĩ An và Tân Uyên ngày nay cũng thuộc về thị xã Biên Hòa của tỉnh Biên Hòa. Vì vậy mà nghĩa trang quân đội Biên Hòa năm xưa ngày nay lại thuộc địa phận của Dĩ An.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Có thể nói Biên Hòa là địa phương có địa giới thay đổi nhiều nhất, sau nhiều lần chia tách và sáp nhập với các tỉnh khác.

Lùi về quá khứ xa hơn nữa, trước khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam thì Biên Hòa là trung tâm của toàn bộ miền Nam với tên gọi Trấn Biên, và có ai mà từ kinh đô Huế vào phía Nam, người ta vẫn gọi là đi Đồng Nai. Đến đầu thế kỷ 19, Trấn Biên đổi tên là Trấn Biên Hòa, đến năm 1832 thành tỉnh Biên Hòa, bao gồm cả vùng rộng lớn Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa ngày nay.

Gần cuối thế kỷ 19 thì Biên Hòa mới tách thành 3 địa danh riêng biệt là Biên Hòa, Bà Rịa và Thủ Dầu Một.

Sau đó đến năm 1956 thì tỉnh Biên Hòa tách tiếp thành các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, tỉnh Thủ Dầu Một tách thành tỉnh Bình Dương, Bình Long, còn Bà Rịa thành tỉnh Phước Tuy. Ngoài ra tỉnh Phước Long cũng được thành lập với phần đất được cắt từ 2 tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. (Tỉnh Bình Long và Phước Long hiện nay trở thành tỉnh Bình Phước).

Như vậy trước 1975 Biên Hòa là tên của một tỉnh, còn Đồng Nai là tên cũ để gọi nguyên vùng Nam Bộ. Chỉ sau năm 1975 thì chính quyền mới sáp nhập 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy (tức Bà Rịa – Vũng Tàu) thành tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Đến năm 1991 thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới tách khỏi Đồng Nai để thành tỉnh riêng như hiện nay.

Biên Hòa trước 1975 bao gồm có những địa điểm nổi tiếng là núi Châu Thới, suối Lồ Ồ, nghĩa trang quân đội (nay thuộc Dĩ An), có xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, bến xe lam Tam Hiệp, có núi Bửu Long nơi ca sĩ Chế Linh và nhạc sĩ Bằng Giang từng lái xe chở đá trong những ngày nếm mật nằm gai… Biên Hòa là cửa ngõ vào Sài Gòn của tất cả các tỉnh miền Trung và phía Bắc.

Trong loạt bài đăng lại những hình ảnh xưa ở các đô thị lớn ngày xưa, xin giới thiệu các hình ảnh Biên Hòa trong thời gian thập niên 1960-1970 sau đây:

Cầu Gành nối qua Cù Lao Phố từ phía bên kia sông. Sau 1975 bị đổi tên thành cầu Ghềnh
Cầu Gành
Nhìn qua Cù Lao Phố. Phía xa xa là cầu Gành

Đoạn cuối cùng của Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa
Bên phải đi Vũng Tàu, bên trái đi Đà Lạt, Phan Thiết. Cây xăng ngày nay vẫn còn
Trường trung học Ngô Quyền – nơi thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên theo học, theo đuổi những tà áo dài nữ sinh để sáng tác thành những thi phẩm nổi tiếng
Bến xe lam Biên Hòa
Đường Lê Thánh Tôn – Chợ Biên Hòa

Núi Châu Thới, nay thuộc Dĩ An – Bình Dương
Ngã 3 Tân Vạn
Một hẻm chợ ở Tam Hiệp
Ngã ba Hố Nai
Ngã ba Hố Nai
Rạp cine Biên Hùng ở khu vực đường Hưng Đạo Vương, Trịnh Hoài Đức và Quốc lộ 1. Sau 1975, rạp được đổi tên thành Nam Hà, nay là Trung tâm Văn hóa – Thể thao Biên Hòa.
Rạp Biên Hùng
Nhà thờ Sài Quất – Hố Nai Biên Hòa
Nhà thờ Bùi Chu
Nhà thờ Bùi Chu Biên Hòa
Ga Biên Hòa
Bến xe ngã ba Vườn Mít
Tòa Hành Chánh Tỉnh Biên Hòa
Câu lạc bộ Sĩ quan Lưu Văn Đức
Quốc lộ 1A đoạn qua Biên Hòa
Đường Lê Văn Duyệt
Đường Lê Thánh Tôn

nhacxua.vn biên soạn
Nguồn ảnh: manhhai flickr

Exit mobile version