Trịnh Công Sơn – Người viết nhạc ca ngợi hòa bình

Lâu nay, người ta vẫn hay đọc được những lời kết tội Trịnh Công Sơn, nói ông “phe nào cũng chơi được”, hoặc “hai mang”, hoặc những ngôn từ tương tự như vậy. Bài viết này nêu ra một quan điểm, liệu Trịnh Công Sơn có đáng bị lên án như vậy hay không? Có lẽ, cái tội to nhất của Trịnh là đặt thân phận con người giữa hai la`n đạn, và hậu quả, Trịnh phải nhận lấy đa.n bắn từ cả hai phía.

Tự muôn thuở, chiê’n tranh, hoà bình, tình yêu, thân phận con người… luôn là những chủ đề vô tận của người nghệ sĩ. Trong số những chủ đề mênh mông ấy, tình yêu có lẽ là đề tài dễ nhất. Còn chiê’n tranh, hòa bình và thân phận con người quả là những chủ đề khó nuốt, khô nóng và đôi khi khét lẹt như mùi thuốc su’ng.

Dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn có số phận thật trớ trêu. Nó như một vòng nguyệt quế vinh quang và đầy gai sắc nhọn. Chính thể ở cả hai miền, trừ người dân, đều không muốn nói tới những bài hát này.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Trịnh Công Sơn gần như chưa bao giờ đặt mình vào một vị trí cụ thể mà từ đó người ta có thể nhanh chóng định vị chỗ đứng hay góc nhìn của ông, để rồi sau đó nhiều người chụp lên đầu ông vô số mũ, đủ thứ màu, từ vàng đến đỏ… Ông luôn khéo léo nép mình trong một cõi riêng, rất riêng, rất Trịnh Công Sơn. Trong cái cõi đi về buồn hiu hắt đó, hình như chỉ tồn tại một mình ông:

buồn như giọt máu 
lặng lẽ nơi này 
trời cao đất rộng 
một mình tôi đi, 
một mình… tôi về với tôi! 

Ông như đứng ở đâu đó và luôn ẩn hiện trong cuộc chiến mấy mươi năm của dân tộc, để chiêm nghiệm, để hoài niệm, để cho nguồn cảm xúc dâng tràn và trào lên khuôn nhạc một cách hết sức tự nhiên, tự nhiên như là những giọt mưa, rơi tí tách trên phím đàn. Ông đã đứng đâu để chứng kiến “xa’c người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng”; ông đã đứng đâu trong “một buổi sáng mùa xuân” để chứng kiến hình ảnh của ”Một đứa bé ra đồng. Đạp trái mi`n nổ chậm”? Ông đứng đâu để nghe tiếng “đại ba’c đêm đêm dội về thành phố”?

Hình như Trịnh Công Sơn không hẳn đứng đâu cả, vì ông đã hoá thân vào cái cõi đi về lặng lẽ và vô định đó để lặng ngắm mọi thứ bằng “những con mắt trần gian”: Đó là vị trí nằm giữa thế trận, giữa chốn tên bay đa.n lạc vô chừng.

Trịnh Công Sơn đã viết về chiê’n tranh, viết về những mất mát, tan tác, đau thương, chia lìa, đổ vỡ… viết về những nỗi đau đời, nỗi đau của người mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha… bằng một bút pháp và ca từ không thể lẫn lộn với bất cứ ai khác.

Và trên hết, Trịnh Công Sơn viết về hòa bình, mong mỏi hòa bình về lại trên quê hương đau khổ.

Trong những ngày chinh chiến đó, chứng kiến những tang thương xảy ra thường nhật, có ai là không trông chờ một ngày đất nước có được hòa bình? Trịnh Công Sơn đã hóa thành một người dân bình thường để viết lên niềm mong mỏi đó trong những bài ca phản chiến. Trong các Ca Khúc Da Vàng, tinh thần xuyên suốt của các bài hát là khát vọng có một ngày kết-thúc-chiê’n-tranh. Dù chiê’n tranh do bên nào gây ra, nó cũng đều tang thương, mất mát như nhau.

Trịnh Công Sơn có ý phản đối Mỹ đổ quân vào Việt Nam, vì dưới góc độ một người dân bình thường nhận thấy thì đó là sự đổ bộ của ngoại bang. Trịnh Công Sơn cũng phản đối những đau thương ở Huế năm 68, bằng những bài hát, những ngôn từ đã gây ám ảnh với người nghe trong bấy nhiêu năm qua. Trịnh Công Sơn đã viết về cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, kể về sự ra đi năm 1968 của ông như một câu chuyện thần thoại, để nhẹ bớt đi những gai góc của chiê’n tranh.

Trịnh Công Sơn là như vậy. Ông ca tụng con người, ca tụng tình yêu, phản đối chiến tranh. Những bài ca phản chiến viết về cuộc chiến của ông đôi khi rất nhẹ tênh, giống như nó vốn là như vậy, là thường ngày. Mạng sống con người nhỏ bé trong thời thế đó thật lưng chừng, như cây cỏ.

Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.
Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy
Đại bác qua đây con thơ buồn tủi
nửa đêm sáng chói hỏa châu trên núi

(Đại bác ru đêm)

Niềm mong mỏi một ngày đất nước thống nhất được Trịnh Công Sơn nhắc tới trong Nối Vòng Tay Lớn, hoặc Huế – Sài Gòn – Hà Nội, Tôi Sẽ Đi Thăm… “Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam”. Đó là khao khát chính đáng. Những ai phản đối khát vọng đó, chắc là chưa bao giờ thấy tận mắt sự thảm khốc của chiê’n tranh.

Có lẽ vì chọn đứng ở giữa để ca tụng hòa bình, không nghiêng hẳn về bên nào, nên Trịnh Công Sơn đã bị những kẻ cực đoan ở cả hai phía chúi những mũi dùi ác cảm vào ông, gán cho ông bao nhiêu là tội lỗi mà lúc sinh thời ông đã chọn cách im lặng.

Dù sao đi nữa, vào cuối đời, Trịnh Công Sơn đã có nhiều thời gian để tự suy ngẫm về tính đúng – sai của những gì diễn ra trong quá khứ đã trở thành lịch sử. Chúng ta, những thính giả nghe nhạc, dù yêu hay ghét Trịnh Công Sơn, cũng đều phải thừa nhận sự tài hoa trong nét nhạc của ông. Hãy xem những tác phẩm của ông là một thứ ngôn ngữ nói lên tiếng lòng của triệu triệu số phận bé nhỏ trong thời loạn, nó không đại diện cho phe phái hay chính thể nào. Vì vậy nó phi chính trị, phi giới tuyến. Đừng để lòng thù hận giăng những giới tuyến vô hình để rồi phủ nhận những giá trị nhân văn mà âm nhạc Trịnh Công Sơn muốn hướng đến.

Tổng hợp

Exit mobile version