ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Tìm hiểu về tiếng chuông trong ca khúc Đêm Đông: “Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông…”

2019/11/24
0
Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” (Nguyễn Văn Thương) – Ca khúc bất tử có tuổi đời hơn 80 năm

Trong dòng nhạc tiền chiến mang xu hướng lãng mạn, nếu như các nhạc sĩ tài hoa còn để lại cho đời một nhạc phẩm tiêu biểu, đôi khi hai hoặc ba, và trở nên nổi tiếng bằng chính tác phẩm đó, như Dư Âm của Nguyễn Văn Tý, Trở Về Bến Mơ của Ngọc Bích, Tiếng Còi Trong Sương Đêm của Lê Trực (Hoàng Việt)… thì nhạc phẩm Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương cũng là tiêu biểu nhất trong rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng khác của nhạc sĩ.

Với bài Đêm Đông này, có một chi tiết là hai từ “tiếng chuông” ở trong bài hát, cho đến hôm nay, kể từ ngày nhạc phẩm được ra đời (1939) là đúng 80 năm, vẫn gây ra nhiều ngộ nhận đối với giới thưởng ngoạn.

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời

Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi đìu hiu…

Gần 1 thế kỷ đã qua, “tiếng chuông” trong Đêm Đông đã bị “đánh sai tiếng” bởi các nhạc sĩ phối âm, các nhà thu băng…

Đôi dòng về nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương

Xem bài khác

Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam

Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh ngày 22-5-1919 tại làng Vân Thê, tổng Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế. Thân phụ và thân mẫu đều là những người yêu âm nhạc, nên đã ươm mầm nghệ thuật cho nhạc sĩ từ tấm bé. Năm lên 9 tuổi đã được học đàn Nguyệt, 13 tuổi được vào học ở trường Quốc học-Huế. Thời gian này, từ vốn âm nhạc căn bản hò-xự-xang của dân tộc, nhạc sĩ đã bắt đầu học ký âm Pháp đô-rê-mi của cuốn Marmontel của Pháp.

Kết thúc những năm trung học (Hè 1939), nhạc sĩ Nguyễn văn Thương đã sáng tác ca khúc đầu tiên “Trên Sông Hương”. Năm sau đó, bài hát được xuất bản ở Hà Nội. Sự nghiệp âm nhạc bắt đầu từ đó. Bài Đêm Đông là sáng tác thứ hai, lúc nhạc sĩ đang học tại Hà Nội (1939).

Sau đó, nhạc sĩ đã vào Sài Gòn học và sáng tác bài thứ ba “Bướm Hoa” (1942). Bài này, nguồn cảm hứng lấy từ hình ảnh một rừng áo dài của các nữ sinh trường Trưng Vương sau giờ tan học. Năm 1948, nhạc sĩ viết Bình Trị Thiên Khói Lửa… Ngoài sáng tác ca khúc, nhạc sĩ Nguyễn văn Thương còn sáng tác nhạc phim, nhạc giao hưởng, nhạc biến tấu dành cho piano, violon, cello, sáo trúc, đàn t’rưng.

Trên đường cô lữ, Đêm Đông ra đời

Đó là mùa Đông năm kỷ mão (1939), lúc còn trọ học ở Hà Nội, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể:

“Đêm giao thừa, không có tiền để về quê đoàn tụ với gia đình ngày đầu năm, buồn, nhớ tái tê lắm, tôi lang thang ở ga Hàng Cỏ, nhìn người qua tay xách nách mang, lũ lượt bước lên chuyến tàu cuối năm với tiếng còi giục giã.

Từ nỗi niềm riêng, tôi chạnh lòng liên tưởng để chia xớt với những ai cùng cảnh ngộ phải xa nhà trong đêm giao thừa: “Đêm đông – xa trông cố hương buồn lòng chinh phu, đêm đông – bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng…”.

Người chinh phu ở đây có pha chút lãng mạn của tiểu thuyết đương thời, có nhiều đoạn hư cấu.

Tuy vậy, câu “ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng” là có thật, bởi vì lúc ấy đang buồn nhớ, tôi lê bước từ ga Hàng Cỏ trở về, đi ngang qua xóm cô đầu, nghĩ rằng chắc đêm giao thừa chẳng có cô nào hành nghề cả, nhưng khi đi ngang căn nhà còn để đèn, một cô bước ra chào mời, và khi tôi không phải là khách làng chơi nên cô quay vào, tôi chợt thấy nét buồn đó thoáng qua chiếc gương soi treo ở cửa ra vào.

Lang thang khắp nơi rồi cũng về đến nhà trọ ở số 10 phố Hội Vũ, cạnh nhà thương Phủ Doãn, lên gác trọ rồi mà nỗi cô đơn buồn thương cộng vào gió thổi mạnh qua khe cửa sổ mãi đến khuya không dứt; lấy ý đó, tôi viết tiếp “gió reo sầu miên – gió đau niềm riêng – gió than triền miên…”.

Bài hát được hoàn thành nhanh chóng sau khi kết nối được các ý tưởng hoàn chỉnh, bắt đầu bằng câu “Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống, đâu đây buông lững lờ tiếng chuông”; và người hát bài Đêm Đông đầu tiên là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết (thân phụ của ca sĩ Hồng Hạnh).

“Lững lờ tiếng chuông”

Những chi tiết quý giá trên về sự ra đời của bài hát Đêm Đông được chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương tự tình như ở trên.

Về sau này, các nhạc sĩ phối âm, các nhà sản xuất và cả các ca sĩ đã thể hiện bài hát theo hướng làm cho công chúng vẫn cứ nghĩ rằng Đêm Đông mang tính chất tôn giáo, bằng cách là các nhạc sĩ phối âm, phối khí đã đưa tiếng chuông nhà thờ vào ca khúc này. Khán giả đã hình dung rằng “đêm đông” này là đêm Giáng Sinh, với tiếng chuông nhà thờ lững lờ. Tuy nhiên thực tế, theo tiết lộ của chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, thì đó là một tiếng chuông khác. Ông nói:

“Đâu đây buông lững lờ tiếng chuông. Tiếng chuông buông lững lờ, chỉ có thể là tiếng chuông chùa. Nhưng không cứ gì tôi phải đi ngang qua một ngôi chùa, mà chỉ cần nghe tiếng chuông; thường những người tu tại gia, khi niệm kinh buổi chiều, vẫn thỉnh thoảng gõ chuông từ một gác thờ nào đó.

Vì tôi đi từ nhà ra ga Hàng Cỏ, qua phố Khâm Thiên rồi đi lang thang khắp các nẽo đường trước khi trở về gác trọ thì có thể nghe được nhiều lần tiếng chuông ấy lững lờ buông. Còn nếu tiếng chuông nhà thờ thì phải dùng chữ chuông đổ, chứ không thể dùng buông lững lờ được”.

“chuông gia trì” được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương nhắc tới trong Đêm Đông

Đó là phần đầu của nội dung lá thư đề ngày 04-11-1997 của chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã xác nhận. Theo nhạc sĩ, tiếng chuông được mô tả trong Đêm Đông là tiếng chuông gia trì (gọi là “tiếng chuông cúng”) của giới Phật tử tại gia dùng để gõ mỗi khi thắp nhang hoặc đọc kinh hàng đêm. Do đó, vì tính chất nghệ thuật và mang hàm ý bao quát, nó sẽ được nâng lên thành tiếng chuông chùa (đại hồng chung) là điều dễ dàng chấp nhận được.

Khi nhắc đến Đêm Đông, người ta thường nhắc tới Bạch Yến. Ca khúc đã gắn với liền với sự nghiệp của danh ca này. Cô tâm sự:

“Ca khúc Đêm đông đến với tôi như là một định mệnh, nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi khi đưa tôi đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp nhưng cũng khiến tôi phải đi một quãng đường dài trong cuộc đời với những cô đơn lạnh giá. Giống như hình ảnh người kỹ nữ trong ca khúc”

Trước Bạch Yến, đã có nhiều người hát ca khúc Đêm Đông nhưng chỉ hát theo điệu tango theo đúng nguyên bản. Khi Bạch Yến chọn ca khúc này, cô đã quyết đổi ra điệu slow rock.

“Thời đó không có đạo diễn âm thanh hay đạo diễn sân khấu, ban nhạc và người làm ánh sáng chỉ làm theo yêu cầu của ca sỹ.

Tôi thấy đây là một ca khúc buồn nên hát ở điệu slow rock hợp hơn. Dù chẳng hiểu biết gì nhiều nhưng tôi vẫn mạnh dạn dàn dựng ánh sáng, từ sân khấu tối mịt ban đầu rồi ban nhạc chơi nhẹ một đoạn giai điệu buồn, ca sỹ từ từ cất tiếng tự do và ánh sáng chùm chiếu theo bóng ca sỹ… Giờ nghĩ lại thấy buồn cười vì cách suy nghĩ hơi trẻ con đó của mình. Nhưng có lẽ tôi đã nghĩ đúng”, ca sỹ Bạch Yến nói.

Đêm ra mắt ca khúc Đêm Đông của Bạch Yến đã tạo được hiệu ứng không ngờ, khán giả đồng loạt đứng lên vỗ tay khen ngợi. Một ca sỹ chỉ mới 15 tuổi mà dám mạnh dạn thổi một phong cách mới vào ca khúc cũ, khiến ca khúc thăng hoa, làm nên một hiện tượng thời đó.

Tiết tấu đều đặn của tango cho một ca khúc buồn dường như chưa tải hết được nội dung, hình ảnh người kỹ nữ lặng lẽ cô đơn trong đêm đông thanh vắng qua nhịp chậm buồn của slow đã khiến hình ảnh đó lung linh gấp bội.

Bạch Yến đã thể hiện được cái hồn ca khúc rõ nét nhất, chân thực nhất. Từ Bạch Yến, nhiều ca sỹ đã hát ca khúc Đêm Đông theo cách này. Nhưng người tiên phong là Bạch Yến vẫn gây được sự chú ý nhiều nhất. Các phòng trà, các vũ trường liên tục mời Bạch Yến tới hát và cô trở thành ca sỹ đắt show nhất ở Sài Gòn những năm cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 60 của thế kỷ trước.

nhacxua.vn tổng hợp

Share1852TweetPin

Xem bài khác

Trường Vũ bất ngờ kết hôn lần 2 ở Bến Tre
Bài viết

Trường Vũ bất ngờ kết hôn lần 2 ở Bến Tre

Ngày 22/8/2024, khi ở tuổi 61, Trường Vũ - ca sĩ nổi tiếng với các ca khúc "Thân phận nghèo",...

by admin
August 26, 2024
Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam

Giai điệu Bolero, với xuất xứ từ các thể loại nhạc như Rumba, Habanera, Valse và Tango, đã du nhập...

by admin
June 6, 2024
Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?

Việc tặng bông trong các buổi đờn ca tài tử đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ gần...

by admin
June 6, 2024
Ký Ức về Thương xá Sài Gòn xưa, nay đều đã thành dĩ vãng: TAX, Eden, Crystal Palace
Saigon xưa

Ký Ức về Thương xá Sài Gòn xưa, nay đều đã thành dĩ vãng: TAX, Eden, Crystal Palace

Trong bài hát "Chiều Trên Phá Tam Giang" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có câu: "Giờ này Thương Xá...

by admin
June 4, 2024
Renault 4CV – Huyền thoại xe taxi một thời Sài Gòn xưa
Saigon xưa

Renault 4CV – Huyền thoại xe taxi một thời Sài Gòn xưa

Trong những thập niên 1950, 1960 và 1970, hình ảnh những chiếc taxi hai màu xanh - trắng (hoặc vàng...

by admin
June 3, 2024
Lịch sử thành Cộng Hòa, từ thành Gia Định trở thành khu Đại học nổi tiếng Sài Gòn
Saigon xưa

Lịch sử thành Cộng Hòa, từ thành Gia Định trở thành khu Đại học nổi tiếng Sài Gòn

Những ai từng học ở trường Đại học Văn Khoa xưa, nay là trường Đại học Khoa học Xã hội...

by admin
June 3, 2024

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.