Sài Gòn xưa qua bưu ảnh – Những mảnh ghép thời gian

Bưu ảnh, là những bức ảnh được gửi qua bưu điện. Ngày xưa, khi phương tiện liên lạc chủ yếu là thư từ, thì những tấm bưu ảnh là quà tặng nhỏ được gửi tặng cho nhau, như là một kỷ vật lưu giữ những kỷ niệm, lưu lại hình ảnh của nơi mà người gửi đang sinh sống. Hoặc khi đi du lịch đến một thành phố lạ, người ta cũng mua những tấm bưu ảnh cùng vài lời nhắn sau bưu ảnh để gửi người về cho người mà họ yêu quý, để kể cho nhau nghe những kỷ niệm về nơi đã đi qua.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Bưu ảnh, vì vậy thường là những tấm ảnh đặc trưng nhất của vùng đất, địa phương.

Bưu ảnh có mặt trước là hình ảnh đẹp về phong cảnh, kiến trúc, con người, đền đài…, mặt sau là đôi dòng chữ viết tay của người gửi để gửi về người nhận. Nói một cách khác, bưu ảnh ngày xưa giống như là một hình thức check in của ngày nay.

Thuở còn nhỏ, tôi thường hay cầm những tấm bưu ảnh được cha mẹ lưu giữ, nhìn những phong cảnh trên đó và trầm trồ, như là một vùng trời mới rất đẹp đẽ, lạ kỳ được mở rộng ra trước mắt.

Sau đây, xin chọn lọc những tấm bưu ảnh đẹp nhất của Sài Gòn và 1 số nơi ở miền Nam trước 1975:

Postcard có hình ảnh tượng Quách Thị Trang ngay bùng binh chợ Bến Thành, gửi đi Bỉ ngày 20/6/1970

Postcard hình khách sạn Caravelle gửi đi Bỉ ngày 1/6/1969

Chợ Bến Thành trên postcard xưa

Đường Tự Do xưa. Bên trái là cư xá Eden, bên phải là Continental Palace, phía xa là Nhà Thờ Đức Bà.

Postcard xe thổ mộ năm 1969. Phía sau là hình ảnh Hội Trường Diên Hồng, trụ sở của Thượng Nghị Viện từ năm 1967 (Hạ Nghị Viện sử dụng trụ sở Quốc Hội cũ, tức nhà hát thành phố hiện nay)

Trụ sở Quốc Hội đầu thập niên 1960. Tòa này này khai trương năm 1900 với công năng ban đầu là nhà hát. Từ năm 1955 đến 1963, nơi này là trụ sở Quốc Hội. Thời chính quyền quân sự từ năm 1963, một thời gian nơi này đổi tên thành “Nhà Văn Hóa”. Sau năm 1967 khi đệ nhị cộng hòa thành lập, nơi này chuyển thành trụ sở Hạ Nghị Viện, rồi trở lại chức năng ban đầu là nhà hát kể từ sau năm 1975.

Công viên Đống Đa, đường Nguyễn Huệ thập niên 1950. Hình được chụp từ Tòa Đô Chánh – City Hall

Đại lộ Nguyễn Huệ trên bưu ảnh thập niên 1960

Nữ sinh trên đường phố Sài Gòn

Saigon 1955 – Thương xá EDEN trong những năm tháng ban đầu

Thương xá Eden

Thương xá TAX, đại lộ Nguyễn Huệ

Cư xá Brinks cao 6 tầng có 168 phòng nằm đường Hai Bà Trưng – Sài Gòn. Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam thuê cư xá Brinks làm nơi ở cho nhiều sĩ quan cao cấp của mình.

Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội được xây dựng từ năm 1877.

Trụ sở Nha Quan Thuế (Direction des Douanes et Régies), nay là Cục Hải quan Tp.HCM, nằm trên đường Quai de Belgique (tên đường thời Pháp, tức bến Bỉ Quốc), sau 1955, tên đường đổi thành Cường Để. Từ 1976 đến nay, tên đường đổi thành Tôn Đức Thắng.

Thương xá TAX năm xưa

Chùa Vĩnh Nghiêm trên đường Công Lý được xây từ năm 1964

Toàn cảnh bên Bạch Đằng và khu trung tâm Quận 1

Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương – “Thánh tổ Binh chủng Thiết giáp”

Người đẹp Thanh Nga trên hình postcard

Postcard Vũng Tàu, được gửi đi nước Bỉ, đề ngày 15/8/1969

Bãi biển Nha Trang trên bưu thiếp xưa

Giáo hoàng Học viện Piô X tại Đà Lạt, là cơ sở đào tạo tu sĩ Công giáo tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 (tương đương với Đại chủng viện ngày nay).

Địa chỉ nơi này là số 13 Đinh Tiên Hoàng, trong khuôn viên rộng gần 8 mẫu tây, sát bên trường trung học Bùi Thị Xuân và đồi cù, gần Viện Đại học Công giáo, trước mặt là hồ Xuân Hương do kiến trúc sư Tô Công Văn thực hiện.

Dinh III của hoàng đế Bảo Đại tại Đà Lạt, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938 là nơi gia đình vua Bảo Đại sinh sống và làm việc ở thành phố Đà Lạt. Dinh III do một kiến trúc sư người Pháp tên là Paul Veysseyre và Huỳnh Tấn Phát thiết kế.

Dinh III nằm giữa rừng Ái Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Ernest Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Toàn thể công trình chịu nặng phong cách kiến trúc châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa.

Chợ Mới Đà Lạt, được xây dựng từ năm 1958. Trước đó, chợ cũ ở khu Hòa Bình ngày nay, vì vậy sau khi chợ này được xây lên, người ta gọi là Chợ Mới.

Đường Phan Đình Phùng ở Đà Lạt xưa

Hồ Đa Thiện – Thung Lũng Tình Yêu – Đà Lạt

Đà Lạt năm xưa

Lăng vua Tự Đức trên bưu ảnh xưa

Huế xưa trên postcard

Đông Kha (nhacxua.vn)

Exit mobile version