Sắc đẹp của minh tinh Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh được chào đón trên phim ảnh nước ngoài

Đây là những hình ảnh quý hiếm của hai minh tinh điện ảnh Việt được lưu trữ trong kho lưu trữ nghệ thuật của nước ngoài khi xuất ngoại đóng phim. Đây cũng là 2 nữ minh tinh hiếm hoi được xuất hiện trên màn ảnh rộng ở nước ngoài trước năm 1975.

Thẩm Thúy Hằng trong phim Sài Gòn vô chiến sự (Sài Gòn Out Of War do Đài Loan sản xuất, trình chiếu ngày 6/8/1967

Sài Gòn vô chiến sự do đạo diễn Trương Anh thực hiện theo kịch bản của Đinh Y, với sự tham gia của các diễn viên: Lâm Kỳ (vai Mạn Lệ), Thẩm Thúy Hằng (Trần Ngọc Lan), Kiều Chinh (vai Ánh Hà), Trần Dương (vai Trần Duy Đình), Nghiêm Đồng (vai Ngô Văn Bân), Dương Vị Khê (vai cha Ánh Hà).

Thẩm Thúy Hằng ở sân bay Đài Bắc ngày 17/5/1966

Cùng với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh đến Đài Bắc để tham gia phim lúc 7 giờ sáng ngày 19/5/1966 từ Hồng Kông. Ra phi trường đón Kiều Chinh là nữ diễn viên Đài Loan – Lâm Kỳ.

Thẩm Thúy Hằng trên trường quay

Sau Sài Gòn vô chiến sự, năm 1969, Thẩm Thúy Hằng tham gia bộ phim Xin đừng bỏ em của đạo diễn Yu Kuan Jen với Wen Tao, Ruanying, Bai Lanqing, Qiao Xing, Sha Sha… Phim do Hãng phim Dahua sản xuất.

Nhân dịp thành công của bộ phim Xin đừng bỏ em, Thẩm Thúy Hằng ghé thăm phim trường Trung Ảnh của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Trong ảnh là nữ diễn viên Đài Loan Phó Đài Trân và Thẩm Thúy Hằng chụp ngày 18/1/1970 sau khi Thẩm Thúy Hằng đến thăm Nhật Bản rồi đáp phi cơ sang Đài Bắc).

Chờ đợi đón tiếp Thẩm Thúy Hằng tại sân bay Đài Bắc

Thẩm Thúy Hằng đang trang điểm giúp một nữ diễn viên Đài Loan

Thẩm Thúy Hằng là một gương mặt đẹp của màn ảnh miền Nam. Cô nổi tiếng, thu hút khán giả, không phải bởi tài năng, mà bởi ngoại hình mỹ miều của mình. Thẩm Thúy Hằng được giới chuyên môn đánh giá là mới chỉ làm “ tròn vai”, chưa bao giờ Thẩm Thúy Hằng lột xác được trong các nhân vật, nhưng cô quá đẹp, nên khán giả trầm trồ nhiều về nhan sắc khả ái của cô hơn là về tài năng diễn xuất.

Còn về Kiều Chinh, ngoài Sài Gòn vô chiến sự, cô còn tham gia nhiều phim hợp tác quốc tế khác. Năm 1968, cô tham gia phim Destination Vietnam do Lamberto V. Avellana đạo diễn và hãng Paramount sản xuất. Phim màuđược thực hiện tại Việt Nam. Kiều Chinh đồng diễn với nam tài tử Philippines Leopoldo Salcedo cùng các diễn viên khác là Amalia Fuentes , Vic Silayan , Helen Thompson , Vic Vargas … và hai tài tử Việt Nam Nguyễn Long và Ðoàn Châu Mậu.

Khi ra mắt tại thủ đô Manila của Philippines, Kiều Chinh được đón tiếp rất trang trọng, bởi cô là người cắt băng khánh thànhrạp The New Frontier Cinema lớn nhất thủ đô. Bản gốc phim này vẫn còn lưu tại Philippines.

Năm 1970, Kiều Chinh lại xuất ngoại tiếp để sang Ấn Độ cùng ngôi sao Ấn – Dev Anand đóng chính trong bộ phim The Evil Within. Phim màu do hãng 20th Century Fox Hollywood Production sản xuất, Mr. Rolf Bayer làm đạo diễn. Các diễn viên tham gia gồm: Kiều Chinh, Dev Anand , Rod Perry , Vimal Ahuja , Zeenat Aman , Henry Feist …

Trong phim này, Kiều Chinh vào vai công chúa Ấn Kamar Souria. Trong thời gian quay phim, Kiều Chinh có thư ký riêng, có người phụ việc và ở tại khách sạn Hoàng Gia của Bombay. Sự kiện Kiều Chinh làm công chúa Ấn đã gây nhiều sự bàn tán và phẫn nộ của làng giải trí Ấn thời đó. Bởi họ có tự ái riêng khi diễn viên đóng vai công chúa không phải là diễn viên bản xứ.

Bạn diễn của Kiều Chinh là nam diễn viên huyền thoại Bollywood Dev Anand. Đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên 80 tuổi này là một trong số ít những huyền thoại còn sống từ thời chưa chia cắt đất nước giữa Ấn Độ và Pakistan và từng nhận được nhiều giải thưởng của điện ảnh Ấn trong đó có giải Dadasaheb Phalke – giải thưởng uy tín do chính quyền Ấn Độ dành tặng cho những ai đã đóng góp trọn đời cho nền điện ảnh. Nổi tiếng với phong cách hợp thời trang, ông được xem là Gregory Peck của Bollywood. Vào năm 1949, ông thành lập công ty sản xuất phim đầu tiên của mình – Navketan Films. Đây cũng là hãng sản xuất đã tung ra những bộ phim hay nhất Bollywood.

Kiều Chinh quyến rũ khán giả bởi vẻ đẹp sang trọng, rạng rỡ. Cô là một trong rất hiếm những diễn viên điện ảnh đã nỗ lực hết sức để có thể sống, được làm việc và tồn tại trong làng điện ảnh Mỹ.

Theo Newsen

Exit mobile version