Nói chuyện cùng nhạc sĩ Lam Phương

Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lam Phương dưới đây được thực hiện vào đầu năm 2019, không được viết lại theo kiểu thường thấy, mà viết theo cách đối thoại trực tiếp, giữ nguyên cách nói chuyện dân dã rặt người miền Nam của nhạc sĩ Lam Phương.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Lam Phương: Biết sao giờ, lớp sức khỏe không cho phép, lớp… (cười) Đời mà, đâu phải cái gì mình muốn cũng được hết đâu. Được cái nầy, phải mất cái kia. Đành thôi!

Nhiều cô hát nhạc Lam Phương, nhưng có mấy cô đặc biệt hơn, vì là nguồn cảm hứng cho người viết nhạc. Chuyện đó nhiều người biết nên chẳng cần người trong cuộc kể, họ cũng viết ra được mà.

… Một mình! Sáng mai thức dậy của ngày hôm nay thì có con gái đầu ghé thăm, ăn cơm trưa vừa xong.

(cười lớn) Đời mỗi người một phận, người thì yêu không mỏi mệt, mình chỉ biết lúc nào cần, phải cất lên Ngày tạm biệt…

Trong trên 200 bài đã viết, bạn bè khán thính giả cứ tùy theo tâm cảnh của mình mà chọn bài nào mình thích. Có người thích Khúc ca ngày mùa vì mê hình ảnh “Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời”, kẻ thích bức tranh “Xuyên lá cành, trăng lên lều vải”, lại có người cảm thấy những câu này như viết cho mình “… Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người, khi mình còn đôi tay” trong bài Xin thời gian qua mau…

Có người chế câu sau thành: “Em lên núi Ngự, biết tu chùa nào?”

Bài nào ở trong lòng người nghe nhứt thì hay hơn ở trong lòng người nhạc sĩ viết ra. Khi viết, bài nào cũng đủ cảm xúc mới viết, với lòng thành là từ trải nghiệm của mình viết giùm ai đó hơn là cho mình. Từ bài Kiếp nghèo, cho dù cảm xúc thời mười mấy tuổi, rời quê lên Sài Gòn, quyết kiếm tiền về giúp mẹ nuôi em, ở căn hẻm nhỏ khu Tân Định, mưa dột ướt mái, có lúc gánh nước mướn để sanh nhai… cho tới bài Lầm, cho dù ai cũng biết mình viết cho ai, nhưng mình đâu phải là người duy nhất “đã lầm khi đưa em sang đây”.

Còn lúc ghé Đà Lạt, chỉ một khoảnh khắc không dài của một thoáng dạo chơi, ngồi sườn đồi Thung lũng tình yêu, đi xuyên qua khu mả thánh, đâu biết những nốt nhạc ngân trong lòng mình lúc đó, vẽ nên một Thành phố buồn đã mang tới một lợi nhuận khá lớn về sau.

Cổ đẹp, lại sống đôn hậu, chân thật, nghĩa tình, một nàng thơ đúng nghĩa, không hề ỷ cái nhan sắc đó để đòi hỏi nọ kia. Ngược lại, mình đang đầy mặc cảm, thất thế, (cười nhẹ) mất niềm tin cả vào cái mà người đời cho mình có là tài năng, vậy mà cổ đã gầy lại mọi niềm tin cho mình, đúng là một cuộc “phục sinh”.

(cười) Tự không cho mình được phép buồn, phải cười để tụi nhỏ cười lây. Mà đa số nỗi buồn bỏ hết vô sáng tác rồi, buồn chi nữa. Bản nhạc cuối cùng đã chọn tên Hạnh phúc mang theo, có nghĩa là khi sống khúc đời còn lại một mình này, quyết không nghĩ tới nỗi buồn, khi chết càng không vác theo. Mà nè, muốn chết cũng không dễ, có muốn mà chưa tới số cũng không được đâu nha.

Nhạc sĩ Lam Phương chia sẻ, bản nhạc cuối cùng ông đã chọn tên Hạnh phúc mang theo, có nghĩa là khi sống khúc đời còn lại một mình, quyết không nghĩ tới nỗi buồn, khi chết càng không vác theo

(cười lớn) Trốn hết rồi. Nhưng có hai cô con gái Ánh Hằng với Ánh Loan vẫn lui tới là vui quá. Thỉnh thoảng bà con thân hữu ghé chơi, có vài cô cậu ca sĩ trẻ ghé xin bài, thăm hỏi, ấm áp lắm. Ca nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt vừa làm live show “Lửa tình” cũng ghé thăm và mời dự. CD Air of Phuong (Diệu khúc của Phương) là một kỷ niệm đẹp với chàng nghệ sĩ khiếm thị đó.

Lúc mới qua, cọ bồn cầu hay đệm đàn… làm hết. Nói chung làm được gì giúp cho gia đình và mọi người đều làm tuốt, không ngại khó, không than phiền kể khổ, cũng là một kiểu hồn nhiên sống với lòng thành.

Chắc sẽ đi “học tập” “mút mùa”, nhưng rồi tin hoàn cảnh nào cũng sống được. Tính tới giờ, ngay cả sau khi bị đột quỵ phải di chuyển bằng xe lăn, vẫn còn di chuyển tới những show diễn với chủ đề nhạc của mình. Khi anh Anh Bằng còn sống, đã cùng với ảnh đi khắp Âu châu. Nước Mỹ nơi nào có người Việt sống đông cũng ghé tới hết. Được khán giả cưng, nhiều khi nghĩ là mình may, vì tự thấy mình chẳng tài giỏi gì. Kể cô nghe rồi đó, có nhiều suất, chỉ lăn xe ra năm phút cuối, khán giả xúm lại, cảm giác đôi má của mình nát ra dưới trận mưa hun.

Mỗi người hay một lối khác nhau. Nhiều người trẻ sau này làm tử tế lắm. Ít khi nào so sánh. Cái may là mình viết nhiều loại nhạc. Các bạn ấy thích và hát được mới chọn bài mình. Muốn cám ơn và ủng hộ tất cả, không phân biệt xưa-nay, lớn-nhỏ, Bắc Nam. Cảm thấy như tất cả đều thành công khi đã đem hết cảm xúc của họ ra để thể hiện.

Theo báo Người Đô Thị

Exit mobile version