Những hình ảnh xưa của nữ ca sĩ Trúc Mai – Thế hệ ca sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng

So với những nữ danh ca khác ở Sài Gòn trong tân nhạc nói chung, như là Thái Thanh, Khánh Ngọc, Mộc Lan, Ánh Tuyết…, ca sĩ Trúc Mai là thế hệ sau, chỉ nổi danh từ cuối thập niên 1950. Tuy nhiên nếu so với những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng như Phương Dung, Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, thì Trúc Mai có thể xem là ca sĩ lớn tuổi nhất và là thế hệ đầu tiên.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Ca sĩ Trúc Mai được sinh ra ở Gia Định, lớn lên ở Thủ Đức, xuất thân là một đồng nhi hát ở nhà thờ Thủ Đức. Cô bắt đầu đi hát từ năm 16 tuổi, trong một lần tình cờ được theo hát góp vui chung với một đoàn nghệ sĩ tâm lý chiến hát ở trường sĩ quan Thủ Đức gần nhà.

Trúc Mai năm 17 tuổi, hát tại “vườn tao ngộ” ở quân trường Quang Trung

Trong suốt 1 năm, cô tham gia hát trong các ban tâm lý chiến như vậy, sau đó bắt đầu đi hát phòng trà ở khắp các vũ trường – phòng trà nổi tiếng nhất Sài Gòn, đầu tiên là Văn Cảnh, sau đó là Đại Nam, Hòa Bình, Bồng Lai, Quốc Tế…

Từ đầu thập niên 1960, Trúc Mai bắt đầu được mời thu đĩa với ca khúc đầu tiên là Chàng Là Ai của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết, sau đó được hãng dĩa Sóng Nhạc ký độc quyền. Trúc Mai cũng là người đầu tiên thu âm các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng là Hàn Mặc Tử, 7 Ngày Đợi Mong, Lá Vàng Rơi, Truyện Tình La Và Điệp 3, Nhà Anh Nhà Em…

Hiện nay ở tuổi gần 80, ca sĩ Trúc Mai vẫn còn thỉnh thoảng đi hát.

Mời các bạn nhìn lại các hình ảnh xưa của ca sĩ Trúc Mai:

nhacxua.vn biên soạn

Exit mobile version