Những hình ảnh tuyệt đẹp chụp đường phố Sài Gòn năm 1965

Mời các bạn xem lại hình Sài Gòn nàm 1965 của các nhân viên quân sự Mỹ chụp.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Bộ ảnh của Tom Robinson (tên thật là Thomas J. Robinson), một sĩ quan hải quân:

Trẻ em trong Thảo Cầm Viên
Đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên
Viện bảo tàng trong Thảo Cầm Viên
Cô bán nước xinh đẹp trước Thảo Cầm Viên

Khu chợ trời ở đại lộ Nguyễn Huệ
Trụ sở USO Sài Gòn trên đại lộ Nguyễn Huệ. USO (United Service Organizations) là tổ chức phi lợi nhuận của tư nhân nhằm mục đích cung ứng các dịch vụ tinh thần và giải trí cho lính Mỹ với 160 cơ sở trên khắp thế giới. Từ 1941 tổ chức này đã liên kết với Bộ Quốc phòng Mỹ để hỗ trợ và giúp đỡ về mặt giải trí cho quân đội Mỹ, dựa chủ yếu vào sự đóng góp của tư nhân và vào các quỹ tài trợ, hàng hóa và dịch vụ của Bộ Quốc Phòng. Mặc dù điều lệ hoạt động được Quốc hội Mỹ thông qua, tổ chức này không phải là một cơ quan của chính phủ.
Đầu đường Tự Do, dưới mái hiên Majestic Hotel

Cảnh sát công lộ
Trụ sở USAID đường Lê-văn-Duyệt (nay là CMT8). Đây là Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, tên khác là Cơ quan Hoa Kỳ về phát triển quốc tế (tiếng Anh: United States Agency for International Development) là một đơn vị thuộc chính phủ Liên bang Hoa Kỳ được giao việc điều hành viện trợ dân sự của Mỹ cho nước ngoài.
Bên trái là tiệm thực phẩm Thái Thạch, góc Nguyễn văn Thinh-Tự Do, nay là góc Mạc Thị Bưởi – Đồng Khởi
Nhà thờ Đức Bà
Ngã tư Trần Hưng Đạo-Nguyễn Thái Học. Góc dưới bên trái là Phòng trà Tháp Ngà (Tour d’Ivoire) góc Trần Hưng Đạo-Bùi Viện. Nhìn từ PLAZA Hotel 135 Trần Hưng Đạo.
Đường Trần Hưng Đạo nhìn từ PLAZA Hotel 135 Trần Hưng Đạo
Rạp Hưng Đạo trên đại lộ Trần Hưng Đạo
Phòng trà Tháp Ngà (Tour d’Ivoire) góc Trần Hưng Đạo-Bùi Viện
Nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo-Đề Thám
Nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo-Đề Thám
Khu vực phường Cầu Ông Lãnh phía sau PLAZA Hotel

Đường Trương Công Định, nay là Trương Định
Đường Tôn Thất Đạm
Đường Đề Thám, đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Phạm Ngũ Lão. Mái ngói lớn ở cạnh dưới hình là rạp Nguyễn Văn Hảo trên đường Trần Hưng Đạo, gần ngã tư Trần Hưng Đạo-Đề Thám
Đường Đề Thám, đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Bến Chương Dương. Góc dưới bên phải là mái nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo-Đề Thám
Đường Thủ Khoa Huân nhìn về cửa Bắc chợ Saigon trên đường Lê Thánh Tôn
Ngã 6 Sài Gòn, sau là ngã 6 Phù Đổng
Ngã 6 Sài Gòn khi chưa có tượng Phù Đổng thiên Vương
Tòa nhà Mỹ Kim ở ngã 6 Sài Gòn
Ngã sáu Cộng Hòa
Đường Phạm Ngũ Lão đi về phía chợ Sài Gòn (chợ Bến Thành)
Đường Phan Châu Trinh, phía Cửa Tây chợ Bến Thành

Cửa chính chợ Bến Thành
Bùng binh chợ Saigon, dãy phố góc Phan Bội Châu-Lê Lợi

Đầu đại lộ Hàm Nghi, bên trái là tòa nhà Sở Hỏa Xa
Đường Lê Thánh Tôn, mặt sau chợ Bến Thành

Đường Nguyễn Du, phía trước Trường Quốc gia Âm Nhạc
Đường Nguyễn Du, phía xa là Meyerkord BOQ góc Trương Công Định – Nguyễn Du
Meyerkord BOQ góc Trương Công Định-Nguyễn Du
Rạp Kinh Đô trên đường Lê Văn Duyệt. Người chụp đứng tại ngã ba Nguyễn Du-Lê Văn Duyệt
Ngã tư Lê Lợi – Pasteur, chỗ nhà hàng Kim Hoa
Góc khác của ngã tư Lê Lợi – Pasteur, phía nhà Viễn Đông
Ngac tư Lê Lợi – Pasteur, góc trái là bưu điện Quận Nhứt
Nhà Viễn Đông ở góc Lê Lợi – Pasteur
Góc Lê lợi – Công Lý, bên trái hình là phòng trà Quốc Tế
Đại lộ Lê Lợi, nhà màu trắng là Thương xá TAX
Bên trái là Thương xá TAX
Đường Huỳnh Thúc Kháng nhìn về Nguyễn Huệ. Bìa trái hình là tường rào Tòa Hòa Giải.
Tổng Ngân Khố quốc gia đại lộ Nguyễn Huệ, nay là Kho bạc nhà nước
Đường Nguyễn Huệ, phía xa là ngã tư Nguyễn Huệ-Nguyễn Văn Thinh
REX ở ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi
Những kiosque bán hàng trên đại lộ Nguyễn Huệ
Đại lộ Nguyễn Huệ trước Tòa Đô Chánh
Đại lộ Nguyễn Huệ trước Tòa Đô Chánh

Bên trái hình là góc đường Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh. Cao ốc màu trắng trong hình vẫn còn tới ngày nay
Lê Lai Hotel, Lê Lai, góc Lê Lai và Lê Văn Duyệt, đây là trú quán của binh sĩ Hoa Kỳ, 4th Trans Command, được gọi là BEQ
Continental Palace đường Tự Do

hợ trời đường Tôn Thất Thiệp. Trong hình là dãy nhà góc đường Võ Di Nguy-Tôn Thất Thiệp, phía sau Tòa Hòa Giải
Bến xe đường Phan văn Hùm, nay đã giải tỏa. Đường Phan Văn Hùm nay là Nguyễn Thị Nghĩa
Bến xe buýt trung tâm – Công trường Diên Hồng (bùng binh chợ Saigon)
Bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn
Năm 1965, Nhà hát Tây Sài Gòn không còn là trụ sở Quốc Hội, thay vào đó là bảng hiệu ghi Nhà Văn Hóa
Bãi giữ xe công trường Lam Sơn, phía sau là Thương xá EDEN

Một số hình ảnh hồ bơi Cộng Hòa, nằm trên đường Lê Văn Duyệt giữa ngã ba Ông Tạ và ngã tư Bảy Hiền. Hồ bới này ngày nay vẫn còn, nằm ở số 1034 đường CMT8 gần đường Bành Văn Trân:

Một số hình ảnh hàng rong trên phố:

Bộ ảnh củaThomas W. Johnson:

Cùng tìm lại không gian xưa cũ của Sài Gòn qua loạt ảnh tuyệt đẹp của Thomas W. Johnson:

Hình ảnh trên đại lộ Lê Lợi đoạn cắt Pasteur
Hình ảnh tuyệt đẹp đường Tự Do, trước Contiental Palace
Công trường Lam Sơn nhìn từ sân thượng REX Hotel, nhìn xuống phía Tòa nhà Quốc Hội (Opera House). Bên trái là 1 góc của Eden
Từ trên REX Hotel nhìn xuống bùng binh Bồn Kèn, có thể thấy được 1 góc của công trường Lam Sơn
Cũng từ trên sân thượng REX Hotel nhìn xuống đại lộ Nguyễn Huệ. Rìa phải hình là 1 góc thương xá TAX
Vẫn là từ trên REX Hotel, nhưng nhìn xuống đại lộ Lê Lợi
Trường nữ Gia Long trên đường Phan Thanh Giản
Nữ sinh Gia Long ngồi nghỉ trưa ở chùa Xá Lợi, nằm sát bên trường Gia Long

Đường Nguyễn Cư Trinh đoạn gần đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi). Phía trước là ngã tư Phát Diệm (nay là Trần Đình Xu). Giữa hình là nhà thờ Đồng Tiến khi chưa bị cháy
Tòa đại sứ quán Mỹ cũ trên đại lộ Hàm Nghi
Nhà thờ Đức Bà, với hình ảnh nam thanh nữ tú ăn mặc lịch sự đang đi bộ trước quảng trường Công trường Tổng thống John F. Kennedy (nay là Công trường Công xã Paris). Cận cảnh là một chiếc taxi Renault 4CV màu xanh-vàng kem mang tính biểu tượng của đường phố Sài Gòn trước 1975

 

Đường Tự Do, ngay góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế. Đi thẳng ra một đoạn ngắn nữa là tới Bến Bạch Đằng, với Majestic Hotel nằm ở đầu đường (bên phải). Cận cảnh là phòng vé của TWA (Trans World Airlines) – một hãng hàng không lớn ở Hoa Kỳ thời đó, hoạt động từ năm 1930 cho tới khi được American Airlines mua lại năm 2001.

 

Một hình ảnh kỳ lạ của trung tâm Sài Gòn khoảng đầu năm 1965. Rất nhiều người thắc mắc vì sao lại có đường hào hình zic zac kém thẩm mỹ như vậy bên trong công viên Đống Đa nằm ngay trước Tòa Đô Chánh, là trung tâm của đô thành Sài Gòn. Như trong hình này, đường hào được đắp ngay sát bùng binh Bồn Kèn, bên phải hình là Thương xá TAX.

Nhìn lại lịch sử, vào đầu tháng 2 năm 1965, không lực VNCH dưới sự lãnh đạo của chuẩn tướng tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ đã tham gia những phi vụ được gọi là “Bắc phạt”, cùng với quân đội Hoa Kỳ thực hiện ném bom lên các vùng nằm phía trên vĩ tuyến 17, nhằm phá hủy hệ thống giao thông, đường tiếp liệu, các cơ sở công nghiệp, các lực lượng phòng không của VNDCCH. Bên phía chính quyền VNDCCH gọi đây là “chiến tranh phá hoại”, còn phía Hoa Kỳ gọi tên các chiến dịch này là Mũi Lao Lửa, sau đó là Sấm Rền.

Các chiến dịch này được Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng 8 năm 1964, nhưng qua đầu năm 1965 thì không lực VNCH mới cùng tham gia. Vào lúc đó, chính quyền VNCH đã cho “đắp các đường tránh bom” này tại các công viên ở khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, với lời tuyên truyền là “đào sẵn để phòng vệ, đề phòng miền Bắc đem máy bay vô Sài Gòn ném bom trả đũa”, và dùng lực lượng sinh viên, học sinh lúc đó đi đắp các mô đất này. Tuy nhiên đó chỉ là cách tuyên truyền của nhà cầm quyền, vì thực tế lúc đó miền Bắc không có khả năng đem máy bay vào tận Sài Gòn ném bom.

Các đường “hào tránh bom” này được xóa bỏ sau đó không lâu, trả lại mỹ quan cho thành phố.

Hình ảnh Tòa Đô Chánh và công viên Đống Đa trước khi hệ thống mô hào được đắp.

 

 

Sảnh chính của phi trường Tân Sơn Nhứt 60 năm trước, với dãy quầy thủ tục của nhiều hãng hàng không khắp thế giới.

 

 

Xe lam, một trong những phương tiện giao thông phổ biến trên đường phố Sài Gòn thời đó

 

Hình ảnh Đền Hùng Vương nằm bên trong Thảo Cầm Viên. Ngôi đền này được người Pháp xây dựng khoảng 100 năm trước để tưởnɡ niệm nhữnɡ nɡười Việt tử trận νì đi lính ᴄhᴏ Pháp trᴏnɡ Thế ᴄhiến thứ nhất, được gọi là Đền Kỷ niệm (Tеmplе dе Sᴏuνеnir). Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi thành Khổng Thánh Miếu (đền thờ Khổng Tử). Năm 1965, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương là Nguyễn Cao Kỳ cho đổi thành Đền Quốᴄ Tổ Hùnɡ Vươnɡ, ngoài việc thờ các vua Hùng còn thờ thêm những nhân νật lịᴄh sử kháᴄ như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưnɡ Đạᴏ…
Hội thánh Báp-Tít Ân Điển (Baptist Convention Of Vietnam) nằm ở số 217 Công Lý, nay vẫn còn (đã xây tòa nhà mới) nằm ở số 161 Nguyễn Văn Trỗi. Hội thánh Tin Lành này tới Việt Nam từ năm 1959, vẫn còn tới ngày nay, nằm ở chỗ ngã tư Nguyễn Văn Trỗi – Nguyễn Đình Chính

 

Bùng binh Bồn Kèn và đại lộ Nguyễn Huệ, nhìn từ phía trước  REX.

 

Ảnh về đêm của rạp chớp bóng REX

 

Bãi đậu xe nằm trong công trường Lam Sơn, nhìn qua Thương xá TAX

 

Một hình ảnh thú vị của Nhà hát Sài Gòn thời điểm 1964-1965, lúc nó mang tên Nhà Văn Hóa.

Nhắc lại lịch sử tên gọi của tòa nhà này, ban đầu vốn là nhà hát (Municipal Theatre), tới năm 1955 bị đổi công năng thành Trụ sở Quốc Hội dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 đã kết thúc nền Đệ nhất Cộng Hòa, Quốc hội bị giải tán. Thời điểm 1963 tới 1967, nền chính trị ở VNCH trải qua một giai đoạn được gọi là “quân phiệt lâm thời”, không có Quốc hội, mà nằm dưới sự quản lý của những chính thể được gọi tên là Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (1963-1964), sau đó là Thượng Hội đồng Quốc gia (tháng 9 tới tháng 12 năm 1964), chính phủ dân sự của thủ tướng Phan Huy Quát (1964-1965), Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (1965-1967), trước khi nền Đệ nhị Cộng hòa được thành lập năm 1967 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Bởi vì vậy, giai đoạn 1963-1967, khi không có Quốc hội thì tòa nhà cũ được gắn tên thành Nhà Văn Hóa, như trong hình bên trên.

Cảnh sát công lộ làm nhiệm vụ trên đường Tự Do, ngay trước Nhà văn hóa

Tháng 4 năm 1967, Đệ nhị Cộng hòa được thành lập, dẫn tới Quốc hội được tái lập, và được chia thành lưỡng viện (Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện). Lúc này Nhà Văn Hóa (tức trụ sở Quốc hội cũ) trở thành trụ sở của Hạ Nghị Viện cho tới năm 1975.

Sau khi Việt Nam thống nhất, VNCH sụp đổ, tòa nhà này mới được trả lại công năng ban đầu là một Nhà hát.

 

Ngã tư Công Lý – Yên Đổ (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng). Đường có người đi bộ đội nón lá là đường dành riêng cho xe không động cơ (xe đạp, xích lô đạp…).

 

Đế tượng đài để trống ở công trường Mê Linh. Đây là một hình ảnh quen thuộc chỉ có thể thấy trong giai đoạn năm 1964-1967. Vào tháng 2 năm 1962, chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm cho khánh thành tượng đài Hai Bà Trưng nằm ở công trường Mê Linh, đầu đường Hai Bà Trưng. Tuy nhiên người dân Sài Gòn thời đó cho rằng gương mặt của tượng Trưng Trắc – Trưng Nhị được khắc họa y hệt khuôn mặt của 2 mẹ con bà Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy (vợ và con của ông Ngô Đình Nhu). Vì vậy sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ ngày 1/11/1963, người ta đã kéo đổ tượng, chỉ còn phần đế tượng bỏ không như hình bên trên. Phải qua tới năm 1967 thì tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo mới được xây dựng ở vị trí này, với phần đế được xây bao phủ bên ngoài phần đế cũ.

 

Hình ảnh đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) nhìn từ dinh Độc Lập, đường Công Lý. Ngã tư phía trước là Thống Nhứt – Pasteur

 

Hình ảnh: manhhai flickr

Exit mobile version