Nhắc về nhạc Thiếu Nhi của miền Nam trước 1975, thường người ta nhớ về ban Tuổi Xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh phụ trách, là khởi điểm của nhiều ca sĩ nổi tiếng đã đi hát từ thuở còn thiếu nhi trong ban Tuổi Xanh như Mai Hương, Tuấn Ngọc, Hoàng Oanh, Quỳnh Giao…
Ngoài hoạt động biểu diễn sân khấu và tham gia trên Đài phát thanh Sài Gòn, “Ban Tuổi Xanh” có phát hành 1 băng nhạc vào khoảng năm 1972: “Băng Nhạc Thiếu Nhi 1 – Ban Tuổi Xanh”. Đây là băng nhạc duy nhất của “Tuổi Xanh” được phát hành.
Những ca khúc thiếu nhi của Ban Tuổi Xanh đã trở thành một phần ký ức của lứa tuổi sinh ra vào thập niên 1950-1960 ở Sài Gòn, được nuôi dưỡng tinh thần bằng những ca khúc nhi đồng vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay: Rước Đèn Tháng 8, Thằng Cuội, Mùa Thi, Một Đàn Chim Nhỏ, Ông Ninh Ông Nang… với những giọng ca hồn nhiên, trong trẻo của Ban Tuổi Xanh.
Mời các bạn nghe lại băng nhạc này ở dưới đây:
Click để nghe băng nhạc Thiếu Nhi trước năm 1975 của Ban Tuổi Xanh do nghệ sĩ Kiều Hạnh thực hiện
Sau đây là một số ca khúc nhạc trung thu do Ban Tuổi Xanh thể hiện:
Đây là những bài nhạc Trung Thu quen thuộc không chỉ đối với các thế hệ thiếu nhi ngày xưa, mà cả với những thế hệ sau này, đó là các ca khúc Rước Đèn Tháng 8, Thằng Cuội, Chị Hằng…
Ngoài ra, nhắc tới nhạc thiếu nhi, cũng không thể quên những ca khúc “Bé Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy, được viết riêng cho giọng hát của con gái Thái Hiền khi còn ở tuổi nhi đồng. Những ca khúc viết về “em bé” đậm chất đồng giao, quê hương là Chú Bé Bắt Được Con Công, Ông Trăng Xuống Chơi đã in sâu trong trí nhớ của những “em bé” được sinh ra vào thậo niên 1960 ở miền Nam.
Mời các bạn nghe lại những ca khúc này:
Click để nghe Thái Hiền hát Chú Bé Bắt Được Con Công trước 1975
Click để nghe Thái Hiền hát Ông Trăng Xuống Chơi trước 1975
Click để nghe Thái Hiền hát Bé Bắt Dế trước 1975
Nói thêm về bài hát Ông Trăng Xuống Chơi của nhạc sĩ Phạm Duy:
Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo
Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút
Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa
Ông trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính…
Có lẽ sẽ không có nhiều người hiểu rõ tường tận ý nghĩa của lời bài hát này. Sau đây là một lời giải thích:
Muốn kết bạn cần phải có một điểm nổi trội để thu hút bạn, cần sự “có qua có lại”. Nhưng khi đã là bạn rồi, thì chẳng cần phải có một sự “mua chuộc” hoặc “ân điển” nào cho bạn nữa. Nếu có, bạn cũng không cần. Vì vậy, khi ông trăng xuống chơi rồi thì: Ông trăng trả vợ đàn ông, trả chồng cô gái trả trái cây cà…, cuối cùng là trả mo cây cau…
Bài học rút ra từ bài hát, đó là: đã là bạn thì không thể lợi dụng bạn hay lấy của bạn. Một bài học cho tình bạn thật đơn sơ, giản dị.
Ngoài ra, bài hát Chú Bé Bắt Được Con Công cũng của nhạc sĩ Phạm Duy, dựa theo bài đồng giao với lối chơi chữ độc đáo như bài Ông Trăng Xuống Chơi, được nhạc sĩ Phạm Duy nói về ý nghĩa của bài hát như sau:
Bài hát này là một bài học về những con người quen thuộc có mối quan hệ anh em họ hàng trong gia đình. Chú bé ở trong bài đồng dao rõ ràng là có ông bà, có anh chị và có chú thím để làm công việc đổi chác. Trong gia đình chú bé, ai cũng thích con công mà nó vừa bắt được cho nên đem gà, chim tu hú, quả thị hay buồng cau ra để đổi lấy con công. Chú bé đồng ý, cho tới khi vì cái chuyện đổi chác mà gây ra những chuyện không hay giữa chú và cô thì nó nghe lời của mợ, đòi lại con công, không đổi chác nữa!
Đông Kha (nhacxua.vn)