Những ảnh đẹp xưa của Phan Rang – Tháp Chàm

Phan Rang là tên gọi được xuất phát từ tiếng Chăm là Panduranga, là kinh đô của vương quốc Champa cổ. Địa danh Panduranga xưa bao gồm cả vùng rộng lớn Ninh Thuận, Bình Thuận đến giáp Đồng Nai hiện nay.

Cái tên Phan Rang xuất hiện từ năm 1697, thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Địa danh hành chính tỉnh Phan Rang xuất hiện năm 1901 khi Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lỵ cũng là Phan Rang.

Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính Phan Rang, thuộc tỉnh Bình Thuận.

Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang được tái lập, gọi là tỉnh Ninh Thuận. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Phan Rang là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận.

Từ năm 1981, Phan Rang sáp nhập với địa danh hành chính mang tên Tháp Chàm để trở thành thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, đến năm 2007 thì trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Cách Phan Rang không xa, ở phía Tây Nam, có một địa danh gọi là Paley Hamu Tanran, nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, là quê hương của một trong tứ trụ nhạc vàng là Chế Linh. Đó là một vùng quê nghèo, nên chàng trai có tên thật là Jamlen đã vào Sài Gòn lập nghiệp và có được một sự nghiệp lừng lẫy cho đến nay.

Cầu Trị Thủy, bên trái là đầm Nại
Trục đường chính của thị xã Phan Rang (nay là đường Thống Nhất)
Làng chài Hải Chữ

Chợ Phan Rang

Tháp Chăm nổi tiếng nhất ở Phan Rang là Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh hiện nay:

Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao…

Công trình này được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), là vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị Champa.


nhacxua.vn biên soạn

Exit mobile version