Nguyên tắc sử dụng dấu “gạch nối” trong văn phạm miền Nam trước 1975: “độc-lập”, “đô-thành”…

Khi đọc lại các loại sách báo miền Nam, các tờ nhạc, chúng ta dễ dàng bắt gặp các chữ ghép được nối với nhau bằng “gạch nối”. Ví dụ như “dinh độc-lập”…

Vậy nguyên tắc sử dụng các dấu gạch nối này như thế nào? mời quý bạn đọc theo dõi bài viết này của trang Stories In Saigon:

Trước năm 1975, văn phạm Việt ngữ ở Miền Nam đã sử dụng dấu gạch nối trong những chữ ghép. Nền giáo dục và văn học tại miền Nam đã dùng dấu gạch nối trong những trường hợp dưới đây:

1. Chữ ghép Hán-Việt

độc-lập, ngôn-ngữ-học, Hồng-thập-tự, tiềm-thủy-đĩnh, hàng-không-mẫu-hạm, thủy-quân-lục-chiến.

2. Chữ ghép thuần Việt

3. Nhân danh (tên hiệu)

Nguyễn-Du, Tố-Như, Trương-Vĩnh-Ký, Đào-Duy-Anh, Dương-Quảng-Hàm, Trần-Trọng-Kim,…

4. Địa danh:

Việt-Nam, Huê-Kỳ ,…

5. Danh từ phiên âm:

Hoa-Thịnh-Đốn, Mạc-Tư-Khoa, Đô-Thành Saigon,…

6. Chữ có quan hệ qua lại với nhau:

hội Việt-Mỹ, dấu hỏi-ngã, văn hóa Đông-Tây, phát triển Công-kỹ-nghệ…

7. Một số từ ngữ mà các âm tiết không thể tách rời:

khô-cá, chỉ-vàng, tại-vị-bởi,…

8. Giữa các con số chỉ ngày tháng năm:

ngày 1-1-1968

9. Giữa hai nhóm số để nói lên khoảng cách thời gian

1955-1975

Trên đây là những quy tắc sử dụng dấu gạch nối trước năm 1975. Tuy nhiên việc dùng cái gạch nối này chưa thống nhứt. Có người áp dụng theo các nguyên tắc, nhưng cũng có người chỉ dùng dấu gạch nối theo văn phong cá nhân.

Nguồn: fanpage Stories In Saigon

Exit mobile version