Nguồn gốc tên gọi “Prenn” (Đà Lạt)

Cho tới nay, bất cứ người Đà Lạt nào, hoặc chỉ cần đi Đà Lạt, thì đều biết tới địa danh Prenn, là tên của con đèo đi lên Đà Lạt.

Ảnh: artcorner.vn

Đèo Prenn nằm trên tuyến đường huyết mạch nối Saigon – Dalat (nay là quốc lộ 20), được khởi công xây từ năm 1900, nhưng vì tính chất phức tạp địa hình của tuyến này (đặc biệt là các đoạn đèo cheo leo) nên mãi tới năm 1932 đường này mới được hoàn thành.

Ảnh: artcorner.vn
Ảnh: artcorner.vn

Quốc lộ 20 đoạn qua Định Quán, xe lưu thông trên đường năm 1952

Xuất xứ tên gọi Prenn là gì?

Có những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc tên gọi này. Có thông tin nói rằng nơi này gần buôn người K’ho sinh sống tên là buôn Prền. Có người lại nói rằng ban đầu tên gọi vốn là Prềnh – trong tiếng K’ho có nghĩa là Cà đắng, sau người Pháp phiên âm thành Prenn. Bằng chứng là ngày nay, ở khu vực thượng nguồn của thác, dọc hai bên bờ suối vẫn còn rất nhiều cây Cà đắng mọc hoang.

Tuy nhiên, giả thuyết hợp lý nhất về tên gọi Prenn liên quan tới cuộc chiến tranh giành lãnh thổ của người K’ho và người Chăm trong suốt mấy trăm năm. Prenn vốn là biến âm của chữ prôn, qua thời gian đổi thành pren.

Trong tiếng Chăm, Prôn nghĩa là xâm chiếm. Theo truyền thuyết và trong ký ức của một số người Lat (hoặc người Lạch – tên của nhóm dân cứ tộc người K’ho sống ở Đà Lạt trước khi người Pháp tới đây khai phá), người Chăm xưa từng có một thời lên vùng cao nguyên Lang Biang và mở những cuộc tấn công lấn chiếm đất đai ở đây. Dưới chân đèo Prenn từng là chiến trường khốc liệt Chăm và người Lạch, người Chil.

Hai nhóm người Lạch, Chil có quan hệ gần gũi về chủng tộc (K’ho) và văn hóa nên họ có những tập tục giống nhau. Về lịch sử, họ có một vị anh hùng là tù trưởng Yagut đã từng lãnh đạo các bộ tộc chống ngoại xâm, trong đó có người Chăm. Xứ Thượng những năm từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 19, người Chăm đã nhiều lần lên và phá hủy nhiều công trình của người Lạch, người Chil, nhưng chưa bao giờ đến được trung tâm Đà Lạt ngày nay – cũng chính là lãnh địa của người Lạch xưa.

Đèo Prenn trở thành ranh giới Chăm, Lat, Chil. Lúc đó người Chăm đã gọi vùng đất ranh giới này là Prenn, tức là “vùng xâm chiếm”.

Khi người Pháp phát hiện ra vùng cao nguyên Lang Biang, trên đường khai thác vùng đất này trở thành nơi nghỉ dưỡng, họ nghe người bản địa ở đây gọi khu vực này là p’ren, nên đã lấy tên này để đặt cho con đường (và đèo) từ Finnom, D’ran dẫn lên Dalat. Ở cuối chân đèo Prenn có một thắng cảnh thác nước rất đẹp cũng được đặt tên là Prenn.

Một số hình ảnh thác Prenn và khu du lịch Press được chụp vào các thập niên 1950-1960-1970:

Ảnh: artcorner.vn
Vừa bước chân vào cửa ngõ thành phố Đà Lạt, du khách đã gặp ngay thác Prenn. Đây là một trong những con thác xinh đẹp và nổi tiếng của thành phố cao nguyên.Ảnh: artcorner.vn
Thác Prenn cao khoảng 16m, rộng 20m, nằm trên dòng suối Prenn (Da Prenn). Từ trên cao, nước đổ qua một vòm đá huyền vũ (bazan), rơi xuống trải đều như một bức rèm trắng xoá. Ảnh: artcorner.vn
Ngay sau bức màn nước lóng lánh và dưới vòm đá có chiếc cầu bắc ngang, khiến mỗi lần du khách qua cầu nghe tiếng thác đổ ào ào trên đầu cứ tưởng mình lạc vào thế giới thần tiên. Ảnh: artcorner.vn
Thác Prenn có độ cao khoảng 16m. Thành thác là những tảng đá lớn, vững chắc, ngay dưới vòm đá có chiếc cầu gỗ bắc ngang, ta có thể đi qua và ngắm nước từ trên cao đổ xuống như một bức màn kết bằng pha lê. Với cảnh quan tự nhiên cùng với vườn hoa, cây cảnh, thác Prenn từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Ðà Lạt. Ảnh: artcorner.vn
Đến tham quan thác Prenn, thích thú đi qua chiếc cầu nhỏ phía sau thác, bụi nước bắn tung toé vào người mang cho ta một cảm giác gần với thiên nhiên và thật sảng khoái. Ảnh: artcorner.vn
Khi đi từ đường cái vào thác, ta sẽ phải qua cầu gỗ ngắn có tay vịn. Đường đi xuống thác quanh co, gập gềnh đẹp như tranh vẽ. Quanh thác là những khu rừng rộng lớn, tiếng thông reo hòa với tiếng thác đổ tạo nên khúc nhạc du dương và hùng tráng. Ảnh: artcorner.vn
Ảnh: artcorner.vn
Trước năm 1963, thác Prenn đã có thảo cầm viên với nhiều loài thú hoang dã, chim và thảo mộc.Ảnh: artcorner.vn
Ảnh: artcorner.vn

Đông Kha

Exit mobile version