Thành phố buồn là một bài hát gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Lam Phương. Nội dung trong bài hát miêu tả về mối tình giữa đôi nam nữ trong bối cảnh thành phố Đà Lạt với rừng thông bao phủ sương khói tạo nên cảm giác buồn.
Vào năm 1970, nhạc sĩ Lam Phương cùng ban văn nghệ Hoa Tình Thương của quân đội lên Đà Lạt biểu diễn. Khi ông đang ở nơi nghĩ ngơi, nhạc sĩ nhìn xuống dưới đồi núi sương khói che phủ bao quanh rừng thông nên đã có cảm xúc viết nên bài hát này. Sau khi về Sài Gòn, Lam Phương đem xuất bản bài hát và lập tức bán rất chạy, thu lời tiền bản quyền gần 12 triệu đồng tiền Việt Nam Cộng Hoà. Bài hát được xem là một kỷ lục xuất bản nhạc lúc đó. Sau đó ông có viết tiếp bài Tình bơ vơ nhưng không bán chạy bằng.
Bài hát viết theo điệu Slow rock, buồn. Nội dung kể về mối tình tan vỡ của một đôi nam nữ với những kỷ niệm thơ mộng ở Đà Lạt.
Theo bản gốc của tờ nhạc phát hành trước năm 1975, nhạc sĩ Lam Phương viết:
Rồi từ đó trốn phong ba em làm dâu nhà người
Tuy nhiên do hiểu nhầm ý nghĩa của bài hát, nhiều ca sĩ hát thành:
Rồi từ đó chốn phong ba…
- Nghe nhạc (thu âm trước 75):
Chế Linh:
Thanh Tuyền:
Thành phố nào nhớ không em, nơi chúng mình tìm phút êm đềm
Thành phố nào vừa đi đã mỏi đường quanh co quyện gốc thông già
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa, nắng hôn nhẹ làm hồng môi em
Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn
Một sáng nào nhớ không em, ngày Chúa Nhật ngày của riêng mình
Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa, người lưa thưa chìm dưới sương mù
Quỳ bên nhau trong góc giáo đường, tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương
Chúa thương tình, sẽ cho mình mãi mãi gần nhau.
Rồi từ đó vì cách xa duyên tình thêm nhạt nhòa
Rồi từ đó trốn phong ba em làm dâu nhà người
Âm thầm anh tiếc thương đời, đau buồn em khóc chia phôi
Anh về gom góp kỷ niệm tìm vui.
Thành phố buồn lắm tơ vương, cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn
Và con đường ngày xưa lá đổ giờ không em sỏi đá u buồn.
Giờ không em hoang vắng phố phường.
Tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương,
tiễn đưa người quên núi đồi, quên cả tình yêu…