Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhóm Lê – Minh – Bằng

Có lẽ những ai yêu nhạc vàng đều ít nhiều biết đến nhóm sáng tác Lê Minh Bằng gồm bộ 3 nhạc sĩ nổi tiếng Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng, với rất nhiều ca khúc nhạc vàng quen thuộc được những nhạc sĩ này cùng hợp soạn, nổi tiếng nhất là Đêm Nguyện Cầu, Những Đêm Chờ Sáng, Truyện Tình Lan Và Điệp, Hai Mùa Mưa, Viết Từ KBC, Linh Hồn Tượng Đá…

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Khoảng giữa thập niên 1960, ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng có ý tưởng cùng nhau lập một nhóm 3 người sáng tác chung. Nhạc sĩ Lê Dinh kể lại: “Khi quen với anh Minh Kỳ và anh Anh Bằng, mỗi người trong chúng tôi cũng đã có một số tác phẩm riêng rẻ của mình rồi. Nhưng tôi nghĩ, cứ mãi viết chung 2 người – giữa tôi với anh Minh Kỳ hay giữa tôi với anh Anh Bằng – thì không có lợi, không hay hơn, không mạnh hơn là cả ba người cùng hợp tác với nhau mà sáng tác, lấy tên chung là Lê Minh Bằng.

Nhưng có một điểm ít người biết là, ngoài biệt danh Lê Minh Bằng – mà sáng tác đầu tiên là bài Đêm Nguyện Cầu (1966) – chúng tôi còn có rất nhiều biệt danh khác như Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Cầm, Trúc Ly, Dạ Ly Vũ, Vũ Chương, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Giang Minh Sơn, Nhật Nguyệt Hồ,…”

3 nhạc sĩ Anh Bằng – Minh Kỳ – Lê Dinh

Nhạc sĩ Lê Dinh nói rằng sáng tác đầu tiên của nhóm Lê Minh Bằng là Đêm Nguyện Cầu vào năm 1966, tuy nhiên trước đó 3 nhạc sĩ Lê Minh, Minh Kỳ và Anh Bằng đã cùng sáng tác Truyện Tình Lan Và Điệp với bút danh là Mạc Phong Linh – Mai Thiết Lĩnh, đã đạt được thành công vang dội, trở thành động lực để họ cùng hợp tác chặt chẽ hơn trong nhóm Lê Minh Bằng sau đó, không chỉ trong lĩnh vực sáng tác mà còn cùng nhau mở lớp đào tạo ca sĩ.

Sau đây, mời các bạn nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất do 3 nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng (Lê Minh Bằng) cùng hợp soạn trong hơn 10 năm, từ 1964 đến 1975.

Truyện Tình Lan Và Điệp (1-2-3)

Trong vài chục sáng tác nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng, bộ 3 ca khúc Truyện Tình Lan Và Điệp vẫn là ăn khách và bán chạy nhất. Bài hát này được Nhật Trường và Hoàng Oanh thu thanh lần đầu trong dĩa nhựa và liên tục được phát trên đài phát thanh những năm giữa thập niên 1960. Khán giả yêu cầu phát thanh “Truyện Tình Lan và Điệp” hàng ngày, hàng tuần, liên tiếp trong nhiều tháng trời, tầng suất phát gấp chục lần các bài hát khác.

Bài hát này tên gốc là Truyện Tình Lan Và Điệp, tuy nhiên sau này được biết đến nhiều hơn với cái tên là Chuyện Tình Lan Và Điệp, một số nơi ghi là Lan & Điệp.


Click để nghe Truyện Tình Lan Và Điệp (Nhật Trường – Hoàng Oanh)

Sau thành công ngoài mong đợi của Truyện Tình Lan & Điệp, 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng cho ra mắt tiếp theo ca khúc 2 và 3, nối tiếp theo câu chuyện còn dang dở của ca khúc 1. Hai ca khúc phần tiếp theo này cũng đều rất ăn khách và đến nay vẫn được yêu thích.


Click để nghe Phương Dung hát Truyện Tình Lan Và Điệp 2 trước 1975


Click để nghe Trúc Mai hát Truyện Tình Lan Và Điệp 3 trước 1975

Hai Mùa Mưa

Một ca khúc nổi tiếng khác được nhóm Lê Minh Bằng sử dụng bút danh Mạc Phong Linh là bài Hai Mùa Mưa, nổi tiếng qua giọng hát Trang Mỹ Dung, cũng là cô học trò nổi tiếng nhất của 3 nhạc sĩ Lê Minh Bằng.

Sau khi ca sĩ Trang Mỹ Dung tham gia vào lớp nhạc Lê Minh Bằng, cô thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp. Tháng 8 năm 1967, cô được nhạc sĩ Anh Bằng giới thiệu thu âm tại hãng dĩa Asia – Sóng Nhạc, nơi nhóm Lê Minh Bằng đang cộng tác và làm cố vấn về âm nhạc. Ca khúc thu âm đầu tiên của Trang Mỹ Dung tại Sóng Nhạc chính là Hai Mùa Mưa, là bài hát mà sau này Trang Mỹ Dung thừa nhận là đã làm thay đổi cuộc đời cô.

Cho dù sau này, Trang Mỹ Dung nổi tiếng với rất nhiều ca khúc khác nữa, cũng như đã có nhiều ca sĩ khác cũng hát Hai Mùa Mưa, nhưng khi nhắc đến ca khúc này là nhớ đến ca sĩ Trang Mỹ Dung, và ngược lại. Giọng ca và bài hát đó như là đã đóng dấu vào nhau và gắn bó với nhau như là định mệnh.

Bản thu âm Hai Mùa Mưa – Trang Mỹ Dung trước 1975 với phần hoà âm điêu luyện của nhạc sĩ Y Vân đã trở thành một huyền thoại, gây ấn tượng cho nhiều thế hệ khán giả suốt hơn 50 năm qua với tiếng còi tàu buồn man mác ở cuối bài. Mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe Trang Mỹ Dung hát Hai Mùa Mưa trước 1975

Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi
Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi
Tách cà phê ấm môi,
Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi.

Viết Từ KBC

Bài hát này được nhóm Lê Minh Bằng ký bút danh Mạc Phong Linh – Hoàng Minh, được ca sĩ Trang Mỹ Dung hát lần đầu trước năm 1975.


Click để nghe Trang Mỹ Dung hát Viết Từ KBC trước 1975

KBC (viết tắt của chữ “Khu Bưu Chính”) là 3 ký tự quen thuộc xuất hiện trên bao thư ở miền Nam trước 1975. Vào lúc đó phương tiện thông tin liên lạc còn ít, nên thư từ là phương tiện chủ yếu để liên lạc với nhau, đặc biệt là giữa tiền tuyến và hậu phương.

Đêm Nguyện Cầu

Bài hát đầu tiên được ký tên Lê Minh Bằng chính là Đêm Nguyện Cầu, sáng tác năm 1966, cũng là ca khúc đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ của 3 nhạc sĩ nổi tiếng Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng, và cũng là lần đầu tiên cái tên Lê Minh Bằng xuất hiện trong làng nhạc:

Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh ᴄhιến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương, vết thương trần ai


Click để nghe Elvis Phương hát Đêm Nguyện Cầu trước 1975

Linh Hồn Tượng Đá

Một bút danh nổi tiếng khác của nhóm Lê Minh Bằng, đó là Mai Bích Dung. Bài hát hát nổi tiếng nhất được ký bút danh này là Linh Hồn Tượng Đá, được sáng tác vào năm 1970 trong một dịp 3 nhạc sĩ đi nghỉ mát ở Vũng Tàu và có buổi gặp gỡ rất đặc biệt với 3 cô sinh viên mang tên Mai, Bích và Dung.

Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng
Ngồi bên nhau gọi tên nhau để rồi xa nhau
Em đã đến và đã đến như áng mây
Như cánh chim bay qua bầu trời
Ôi hình hài một vài giờ vui…


Click để nghe Chế Linh hát Linh Hồn Tượng Đá trước 1975

Cho Người Tình Nhỏ

Một bài hát nổi tiếng khác của nhóm Lê Minh Bằng ký bút danh Mai Bích Dung:


Click để nghe Hương Lan hát Cho Người Tình Nhỏ trước 1975

Này người tình nhỏ nếu em là chim
Thì tôi đem bỏ chim nuôi vào lồng
Còn người tình nhỏ ước mơ gì không,
Ước mơ gì không?

Đà Lạt Hoàng Hôn

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương ghé đến. Không thể liệt kê đầy đủ những ca khúc đã viết về xứ lạnh này, nhưng người ta thường nhắc nhiều nhất đến “Đà Lạt tam khúc”, đó là Thành Phố Buồn của nhạc sĩ Lam Phương, và 2 ca khúc cùng của nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác trong nhóm Lê Minh Bằng, đó là Thương Về Miền Đất LạnhĐà Lạt Hoàng Hôn.

Đà Lạt đã từng khiến cho hồn cho bao du khách lãng đãng buồn theo màu lam chiều xứ lạnh vấn vương trên dốc đồi ngàn thông. Và màu sương mờ như khói như mây cho cảm giác như giữa cảnh thực và ảo không còn khoảng cách. Khách lãng du một chiều đứng lại nghe hoàng hôn rơi êm đềm trên thành phố mộng mơ.

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
Màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
Từng đôi đi trên phố vắng
Bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm.


Click vào hình để nghe Thanh Tuyền hát Đà Lạt Hoàng Hôn (thu âm trước 1975)

Thương Về Miền Đất Lạnh

Nhạc sĩ Minh Kỳ là hậu nhân của hoàng tộc, quê quán ở Nha Trang, nhưng ông đã có mối duyên với xứ sở ngàn hoa và ngàn thông Đà Lạt trong những lần làm lữ khách tại đây. Ông bị quyến rũ với cảnh thơ mộng của những triền dốc, những đồi thông và con suối, trở thành nguồn thơ to lớn để ông cùng với nhóm Lê Minh Bằng đã sáng tác 3 nhạc phẩm bất tử: Đà Lạt Hoàng Hôn, Má Hồng Đà LạtThương Về Miền Đất Lạnh. Đặc biệt, cả 3 ca khúc này đều được một người con nổi tiếng của Đà Lạt hát trước 1975: Ca sĩ Thanh Tuyền.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Thương Về Miền Đất Lạnh trước 1975

Tôi nhớ Đà Lạt mơ ru lòng người lữ thứ với bao nhiêu ước mơ.
Lưu luyến Đà Lạt thơ
khi hoa anh đào nở đường lên phố xưa.
Dọc ghềnh suối đá lá chen hoa đẹp tươi
với sương lam nhẹ rơi với chim ca ngàn lời.


Click để nghe Hương Lan hát Thương Về Miền Đất Lạnh tại trung tâm Làng Văn sau 1975

Mưa Trên Phố Huế

Nhạc sĩ Minh Kỳ là hậu duệ của Hoàng tộc triều Nguyễn, và ông cũng đã sáng tác nhiều ca khúc về vùng đất cố đô, nổi tiếng nhất là Mưa Trên Phố Huế, Người Em Vỹ Dạ, cả 2 ca khúc này đều ghi tên tác giả là Minh Kỳ – Tôn Nữ Thụy Khương.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Mưa Trên Phố Huế trước 1975

Chiều nay mưa trên phố Huế.
Kiếp giang hồ không bến đợi.
Mà mưa sao vẫn rơi rơi hoài cho lòng nhớ ai?

Đã từng có thời gian cái tên Tôn Nữ Thụy Khương là một bí ẩn thú vị trong làng nhạc, gây nhiều tò mò với khán giả. Sau này, nhóm Lê Minh Bằng xác nhận rằng Tôn Nữ Thuỵ Khương là 1 trong rất nhiều bút danh mà nhóm này sử dụng khi sáng tác nhạc, bên cạnh những cái tên nữ tính khác như Trúc Ly, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ.


Click để nghe Duy Khánh hát Mưa Trên Phố Huế tại Làng Văn sau năm 1975

Người Em Vỹ Dạ

Một ca khúc được yêu thích về xứ Huế khác của bút danh Minh Kỳ – Tôn Nữ Thụy Khương.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Người Em Vỹ Dạ trước 1975

Tôi nhớ người em Vỹ Dạ
Gặp bên chợ Đông Ba
Lần ghé miền Trung yêu thương
Theo chuyến đò xuôi ngược dòng Hương

Nón lá che khuất mắt biếc
Cắp sách sớm trưa chiều
Đi học Ðồng Khánh qua cầu Trường Tiền
Ôi tà áo trắng tóc thề se duyên…

Cô Hàng Xóm

Ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng ký bút danh Giang Minh Sơn, nói về nỗi lòng của một gã trai nghèo yêu đơn phương cô hàng xóm vốn là tiểu thư nhà giàu ở cạnh bên. Vì cách biệt sang nghèo, vì môn đăng hộ đối nên cuộc tình mãi mãi là mộng ước.

Vùng ngoại ô, tôi có căn nhà tranh
Tuy bé nhưng thật xinh
Tháng ngày sống riêng một mình

Nhà ở bên em sống trong giàu sang
Quen gấm nhung đài trang
Đi về xe đón đưa

Đêm đêm dưới ánh trăng vàng
Tôi với cây đàn âm thầm thở than
Và cô nàng bên xóm
Mỗi lúc lên đèn, sang nhà làm quen


Click để nghe Duy Khánh hát Cô Hàng Xóm trước 1975

Tình Đời

Tình Đời là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhóm Lê Minh Bằng sáng tác vào khoảng cuối thập niên 1960 với bút danh là Minh Kỳ – Vũ Chương. Bài hát này thường bị nhầm tên thành Duyên Kiếp Cầm Ca hoặc Kiếp Cầm Ca (trùng với tên một bài hát nổi tiếng khác của nhạc sĩ Huỳnh Anh).


Click để nghe Hùng Cường và Bạch Tuyết hát Tình Đời trước 1975

Khi biết em mang kiếp cầm ca
Đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát
cho người người bỏ tiền mua vui
Hỏi rằng anh ơi: Còn yêu em nữa không?

Một Chuyến Xe Hoa – Thiệp Hồng Báo Tin

Có 2 ca khúc đặc biệt cùng của nhóm Lê Minh Bằng sáng tác, viết về chủ đề tình yêu tan vỡ vì người con gái lên xe hoa, đó là bài Một Chuyến Xe Hoa (được ký tên Minh Kỳ & Lê Dinh) và Thiệp Hồng Báo Tin (ký tên Minh Kỳ & Huy Cường).

Bài Một Chuyến Xe Hoa là tâm trạng của cô gái khi giã biệt người yêu để lên xe hoa với người mà cô không yêu. Còn nội dung bài Thiệp Hồng Báo Tin là tâm trạng của chàng trai khi nhận tấm thiệp hồng, tiễn người yêu sang ngang:

Nuốt lệ làm vui nhìn chiếc xe hoa
Anh ơi thôi đành dang dở tình ta
Còn đâu câu nói ban đầu
Tình đôi ta khó phai mầu
Bây giờ tại sao đành ôm khổ đau (Một Chuyến Xe Hoa)

Nhận được tin báo em lấy chồng.
Bâng khuâng nhìn cánh thiệp buồn không?
Hai năm sương gió tận miền xa.
Mấy lần hồi âm vắng tin.
Ngờ đâu giờ em đến xe hoa (Thiệp Hồng Báo Tin)


Click để nghe Hoàng Oanh hát Một Chuyến Xe Hoa trước 1975


Click để nghe Giáng Thu hát Thiệp Hồng Báo Tin trước 1975

Ly Cà Phê Cuối Cùng

Ca khúc Ly Cà Phê Cuối Cùng của nhóm Lê Minh Bằng sáng tác với bút danh Minh Kỳ – Thế Vinh, nổi tiếng với phần trình bày của ban tam ca Sao Băng.


Click để nghe Tam Ca Sao Băng hát Ly Cà Phê Cuối Cùng

Hồi Tưởng

Ca sĩ Trang Mỹ Dung là học trò thành danh từ lớp nhạc Lê Minh Bằng, và cũng là học trò nổi tiếng nhất của 3 nhạc sĩ. Nhóm nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng đã sáng tác rất nhiều bài hay để đưa Trang Mỹ Dung hát đầu tiên, tiêu biểu là Hai Mùa Mưa, Chuyện Ba Mùa Mưa, Viết Từ KBC…, và bài Hồi Tưởng ký bút danh Dạ Ly Vũ:


Click để nghe Trang Mỹ Dung hát Hồi Tưởng trước 1975

Đêm trắng đêm chong đèn tôi viết những chuyện xưa bọn mình
Ngày anh với tôi như hình với bóng kết thân đôi đầu xanh
Đón nhau khi bình minh, gối tay nhau tàn canh.
Nhìn đời bằng ánh mắt ân tình sáng long lanh…

Chuyện Ba Mùa Mưa

“Chuyện Ba Mùa Mưa” là ca khúc nổi tiếng của nhóm tác giả Lê Minh Bằng sáng tác vào khoảng năm 1969, được ca sĩ Trang Mỹ Dung thu thanh lần đầu vào dĩa hát Sóng Nhạc. Có thể nói bài hát này, cùng với “Hai Mùa Mưa” (đều là những sáng tác của nhóm Lê Minh Bằng) là hai ca khúc đưa tên tuổi của ca sĩ Trang Mỹ Dung lên hàng ngôi sao của làng nhạc vàng thập niên 1970.


Click để nghe Trang Mỹ Dung hát Chuyện Ba Mùa Mưa trước 1975

“Đời từ muôn thuở tiếng mưa có vui bao giờ.
Chuyện lòng tôi kể cách đây đã ba mùa mưa.
Tôi đem tất cả tim nồng trao đến một người,
nguyện tròn thương tròn nhớ.”

Sài Gòn Thứ Bảy

Ca khúc nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng ký với bút danh Vũ Chương:

Sài Gòn thứ bảy ngàn hoa trên đ­ường
Lòng mình cứ tư­ởng mùa xuân yêu đư­ơng
Đời tôi năm tháng phong sư­ơng
Dầm m­ưa dãi nắng biên cư­ơng
Nay tôi về kiếm ngư­ời tôi thư­ơng…


Click để nghe Trúc Mai hát Sài Gòn Thứ 7 trước 1975

Ngoài ra còn rất nhiều ca khúc khác nữa của nhóm Lê Minh Bằng, đã góp phần tại nên một dòng nhạc vàng của thời vàng son vẫn còn vang bóng cho đến tận ngày nay.

Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ

Ca khúc của nhóm Lê Minh Bằng sáng tác với bút danh Vương Đức Long. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Lê Dinh nói tâm trạng của nhạc sĩ Minh Kỳ lúc có ý định sáng tác ca khúc này, và ý nghĩa của ca từ bài hát:

“Trong vấn đề sáng tác, bộc lộ sự thương yêu qua lời ca tiếng nhạc là chuyện thông thường của người nhạc sĩ sáng tác, nhưng anh Minh Kỳ cũng thường hay bộc lộ sự hờn giận qua nét nhạc và lời ca. Ca khúc Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ” của nhóm Lê Minh Bằng, mà chúng tôi ký dưới tên Vương Đức Long, lời ca do Anh Bằng viết, để nói lên việc đối xử không mấy tốt đẹp – đôi khi hơi tàn bạo – của một vài cảnh sát viên, tuy nói là bạn dân, nhưng thường hay có thái độ hằn học, không đẹp với dân chúng, đặc biệt là người sử dụng công lộ và nhất là những phụ nữ mua gánh bán bưng. Trong óc tưởng tượng của anh thì một vài người cảnh sát không phải là bạn dân. Khi có cây súпɡ trên tay, mà anh xem như người thợ săn và hà hiếp dân chúng (mà anh so sánh như đàn chim), để rối anh viết lời ca:

Một người thợ săn âm thầm mang súпɡ lang thang vào rừng
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súпɡ bắп lên cành cây
Chim chết chim lạc bầy…”


Click để nghe Khánh Ly hát Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ trước 1975

nhacxua.vn biên soạn

Exit mobile version