ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhóm Trịnh Lâm Ngân cùng hợp soạn (thu âm trước 1975)

2021/10/10
0
Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhóm Trịnh Lâm Ngân cùng hợp soạn (thu âm trước 1975)

Trịnh Lâm Ngân là bút danh chung của nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân, 2 nhạc sĩ nổi tiếng này đã cùng nhau hợp soạn ra những ca khúc bất tử: Qua Cơn Mê, Người Tình Và Quê Hương, Mùa Xuân Của Mẹ, Yêu Một Mình, Thư Xuân Trên Rừng Cao, đặc biệt là Xuân Này Con Không Về…

Bút danh Trịnh Lâm Ngân này được ghép từ 3 cái tên Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân (Lâm Đệ không tham gia sáng tác). Trong 1 số bài hát, như là Qua Cơn Mê, họ ký tên là Trần Trịnh – Nhật Ngân. Vậy còn Lâm Đệ là ai? Trên chương trình Paris By Night 66 năm 2002, nhạc sĩ Nhật Ngân kể lại rằng Lâm Đệ là con trai của chủ hãng dĩa Sóng Nhạc, chỉ đánh đàn chứ không biết sáng tác. Tuy nhiên đó có thể chỉ là một sự nhầm lẫn của chính nhạc sĩ Nhật Ngân, vì gia đình của ông chủ hãng dĩa Sóng Nhạc (ông Nguyễn Tất Oanh) cho biết trong dòng họ không có ai tên Lâm Đệ, mà đó chỉ là một người quen biết với gia đình.

Sau đây, mời các bạn nghe lại những ca khúc tiêu biểu nhất được 2 nhạc sĩ Trần Trịnh – Nhật Ngân hợp soạn.

Xuân Này Con Không Về

Đây là 1 trong những bài nhạc xuân nổi tiếng nhất của nhạc vàng, đặc biệt là trong chủ đề nhạc xuân buồn. Mùa Xuân mang đến cho thế gian một mùa mới xanh tươi đẹp đẽ với nhiều niềm hy vọng mới, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những nỗi lo toan vào năm mới mà ở thời nào cũng có. Vì vậy suốt hơn 50 năm qua, ca khúc Xuân Này Con Không Về vẫn luôn nhận được sự đồng cảm của người nghe:


Click để nghe Duy Khánh hát trước 1975

Xem bài khác

Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam

Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
khi thấy mai đào nở vàng bên nương
Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về
nay én bay đầy trước ngõ mà tin con vẫn xa ngàn xa

Thư Xuân Trên Rừng Cao

Một bài nhạc xuân nổi tiếng khác của nhóm Trịnh Lâm Ngâm, bài hát cũng gắn liền với tên tuổi của danh ca Duy Khánh:

Mời anh mời chị mùa xuân lên đây thăm tôi
Nơi xa xôi khuất nẻo thưa người…


Click để nghe Duy Khánh hát Thư Xuân Trên Rừng Cao

Mùa Xuân Của Mẹ

Cùng với Xuân Này Con Không Về và Thư Xuân Trên Rừng Cao, thì ca khúc Mùa Xuân Của Mẹ nằm trong loạt 3 ca khúc nhạc Xuân được yêu thích nhất của nhóm Trịnh Lâm Ngân, một ca khúc cảm động nói về tình mẫu tử của người con nơi phương xa nhớ về người mẹ ở nơi quê nhà xa xôi:


Click để nghe Chế Linh hát Mùa Xuân Của Mẹ trước 1975

Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi
Giờ đây đời con đang còn lênh đênh
Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang

Yêu Một Mình

Bài hát viết về tình yêu không thành vì sự “môn đăng hộ đối”, vì khoảng cách to lớn của giàu và nghèo giữa 2 người. Tình yêu trong bài hát chỉ là sự đơn phương của chàng trai, yêu nhưng không dám nói, vì tự biết thân phận mình hèn mọn, không thể mang đến một cuộc sống đầy đủ, tương xứng với người mình đã phải lòng.

Nhà em có hoa vàng trước ngõ
Tường thật là cao, có cây leo cây kín ngoài
Nhà anh cuối con đường ngoại ô
Vách thưa đèn dầu thắp, gió lùa vào từng đêm

Tuổi em cũng như hoa mới nở
Vạn người thầm mong được đưa đón chân em
Xót xa anh còn trắng tay hoài
Sách đèn nợ chưa dứt, nên lận đận truân chuyên


Click để nghe Dạ Hương hát trước 1975

Qua Cơn Mê

Bài hát này không được 2 nhạc sĩ kỹ bút danh Trịnh Lâm Ngân như các bài hát viết chung khác, mà ghi là Trần Trịnh – Nhật Ngân. Hai nhạc sĩ nổi tiếng đã cùng hợp soạn bài này khi nghe tin về hiệp định Paris đang được đàm phán vào đầu thập niên 1970, với niềm tin tưởng về một ngày thanh bình đang đến rất gần trên quê hương, sẽ đi qua hết được một cơn mê dài…

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nhật Ngân đã chia sẻ về bài hát này như sau:

“Tôi cũng như mọi người ở Việt Nam, tôi nghĩ là khi mà hòa bình đến thì mình coi như qua một cơn mê, mình trở về đi học lại, mình làm mọi thứ của tuổi trẻ mình không làm được vì phải nhập ngũ”.


Click để nghe Khánh Ly hát Qua Cơn Mê trước 1975

Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không còn nên đường dài thật dài
Ta mặc tình rong chơi
Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, xui một thuở lênh đênh
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà


Click để nghe Duy Khánh hát Qua Cơn Mê trước 1975

Hồn Trinh Nữ

Có lẽ đây là bài hát duy nhất mà nhóm Trịnh Lâm Ngân phổ từ thơ. Nguyên tác là một bài thơ mang tên Viếng Hồn Trinh Nữ của thi sĩ Nguyễn Bính, được 2 nhạc sĩ lược bỏ đi một số đoạn, nhưng nhìn chung vẫn bám sát nội dung và truyền tải được tinh thần của bài thơ, là cảm xúc của tác giả khi chứng kiến cảnh đưa tiễn một người trinh nữ về cõi vĩnh hằng vào một buổi sáng đầy u ám.


Click để nghe Dạ Hương hát Hồn Trinh Nữ

Một chủ đề quen thuộc của nhóm Trịnh Lâm Ngân là nhạc lính, nhạc viết về thời cuộc. Sau đây là các bài hát nổi tiếng nhất:

Người Tình Và Quê Hương


Click để nghe Giao Linh hát Người Tình Và Quê Hương trước 1975

Lính Xa Nhà


Click để nghe Hương Lan hát Lính Xa Nhà trước 1975

Hát Cho Mai Sau


Click để nghe Duy Khánh hát Hát Cho Mai Sau trước 1975

Lửa Mùa Hạ


Click để nghe Phương Hồng Quế hát Lửa Mùa Hạ trước 1975

Năm 1964, nhạc sĩ Trần Trịnh phát hiện ra giọng ca rực lửa của cô gái mang tên Thu Cúc từ Bình Long. Ông đã đề nghị cô xuống Sài Gòn để thành ca sĩ, đặt cho cô nghệ danh Mai Lệ Huyền, rồi cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác 1 số bài nhạc “kích động” để cô hát. Sau đó không lâu, Mai Lệ Huyền cũng trở thành vợ của nhạc sĩ Trần Trịnh.

Mời các bạn nghe lại 1 số bài nhạc kích động của nhóm Trịnh Lâm Ngân:

Sau năm 1975, nhạc sĩ Nhật Ngân vẫn sáng tác nhiều, đặc biệt là ông viết lời Việt cho rất nhiều ca khúc ngoại quốc nổi tiếng, trong khi đó thì nhạc sĩ Trần Trịnh gần như là ngưng sáng tác. Tuy nhiên vẫn có ca khúc hiếm hoi 2 người viết chung, đã nổi tiếng và gắn liền với giọng hát của cố ca sĩ Phi Nhung, đó là Chiều Qua Phà Hậu Giang:


Click để nghe Phi Nhung hát Chiều Qua Phà Hậu Giang

nhacxua.vn biên soạn

Tags: trịnh lâm ngân
ShareTweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác bài “Hồn Trinh Nữ” (Trịnh Lâm Ngân) – Tuyệt phẩm phổ nhạc từ bài thơ thời tiền chiến của Nguyễn Bính
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài “Hồn Trinh Nữ” (Trịnh Lâm Ngân) – Tuyệt phẩm phổ nhạc từ bài thơ thời tiền chiến của Nguyễn Bính

Thi sĩ Nguyễn Bính là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của thi ca Việt Nam từ thời...

by admin
May 6, 2021
Nỗi niềm tha hương trong ca khúc “Xuân Này Con Không Về” (Trịnh Lâm Ngân)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nỗi niềm tha hương trong ca khúc “Xuân Này Con Không Về” (Trịnh Lâm Ngân)

Có một sự tương đồng giữa 2 ca khúc nhạc mà người Việt thường mở nghe vào dịp Tết đến...

by admin
January 21, 2021
Cảm nhận về ca khúc Yêu Một Mình (Trịnh Lâm Ngân) – Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ?
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc Yêu Một Mình (Trịnh Lâm Ngân) – Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ?

Trong các lý do làm ngăn cách tình yêu, sự ngăn cách về sang hèn là một trong những lý...

by admin
October 11, 2020
Nhạc Tờ

Qua Cơn Mê – Trịnh Lâm Ngân

Nguồn: dakto Một mai qua cơn mê, Xa cuộc đời bềnh bồng Tôi lại về bên em Ngày gió mưa...

by admin
April 1, 2013
Nhạc Tờ

Yêu Một Mình – Trịnh Lâm Ngân

Nguồn: Bạn Dakto Yêu Một Mình - Da Hương Yêu Một Mình - Phương Dung Yêu Một Mình - Giao...

by phuongbuon
March 21, 2013

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.