Nghe lại những bản thâu thanh hiếm của danh ca Thái Hằng vào thập niên 1950

Với những người yêu nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh, chắc chắn là ai cũng đã từng nghe đến tên tuổi của Thái Hằng, là danh ca đã hát tân nhạc ngay từ những năm cuối thập niên 1940.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Tuy được xưng tụng là danh ca, nhưng có lẽ là không có nhiều người được thưởng thức giọng hát của Thái Hằng, bởi vì những bản thu âm của bà còn lưu lại đến nay rất hiếm. Sở dĩ như vậy là bởi vì sau khi kết hôn với nhạc sĩ Phạm Duy năm 1949, danh ca Thái Hằng không còn hoạt động ca hát nhiều nữa, điều này khác với cô em nổi tiếng của Thái Hằng là danh ca Thái Thanh.


Click để nghe bản thu thanh hiếm: Phạm Duy & Thái Hằng & Thái Thanh cùng hát bài Viễn Du của Phạm Duy

Những năm ca hát sôi nổi nhất của Thái Hằng chủ yếu là trong ᴄhιến khu ở các vùng phía Bắc. Dù tham gia trong đoàn văn nghệ của Việt Minh nhưng tiếng hát của bà vẫn được phát trên đài phát thanh của Pháp và vang xa đi khắp nơi. Dù vậy thời kỳ này tân nhạc Việt Nam vẫn chưa được thu thanh vào đĩa hát, nên giọng hát của Thái Hằng và nhiều ca sĩ tân nhạc cùng thời hoặc trước đó không được lưu lại. Những bản thu âm ít ỏi của Thái Hằng mà chúng ta có thể nghe được hiện này là thu trong các năm đầu thập niên 1950. Lúc này thì bà đã lập gia đình và lần lượt có 8 người con nên không thể hoạt động nghệ thuật thường xuyên, nếu có thì cũng chỉ tham gia đóng thoại kịch trên đài phát thanh, thỉnh thoảng cũng có hát tân nhạc trong ban Thăng Long nhưng rất ít.

Phạm Duy – Thái Hằng năm 1947

Sau đây mời các bạn nghe lại những bản thu âm hiếm của Thái Hằng vào thập niên 1950:


Click để nghe Thái Hằng hát bài Bà Mẹ Quê của nhạc sĩ Phạm Duy


Click để nghe Thái Hằng hát bài Chú Cuội của nhạc sĩ Phạm Duy

Trong số hàng ngàn ca khúc trong sự nghiệp nhạc sĩ Phạm Duy, ông đã sáng tác nhiều bài tình ca cho những người tình trong đời mình, và ông cũng sáng tác cho vợ của mình nhiều ca khúc, trong đó có 2 bài đã được Thái Hằng thu âm và còn lưu lại cho đến ngày nay, đó là Đêm XuânChú Cuội.

Bài hát Đêm Xuân được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm 1949, ngay sau khi cưới Thái Hằng. Có thể hiểu rằng đêm xuân đó chính là đêm tân hôn của đôi trai tài gái sắc, và đây cũng là ca khúc đầu tiên mà nhạc sĩ Phạm Duy viết về mùa xuân, một mùa xuân của hạnh phúc. Ông nói về ca khúc này như sau:

“Tôi soạn bài xuân ca đầu tiên là ĐÊM XUÂN để tặng cho người vợ yêu quý vừa kết hôn là Thái Hằng. Bài này đậm đà, thắm thiết, chứa chan hạnh phúc. Trong sáng tác, đây là lần thứ sáu tôi nói tới cây đàn. Bây giờ là tiếng đàn báo tin Xuân đã về và hạnh phúc đã tới”


Click để nghe Thái Hằng hát bài Đêm Xuân của nhạc sĩ Phạm Duy

Sau ca khúc Đêm Xuân, nhạc sĩ Phạm Duy có Hoa Xuân:


Click để nghe Thái Hằng hát bài Hoa Xuân của nhạc sĩ Phạm Duy

Tiếp sau đó là một ca khúc xuân nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Xuân Ca:


Click để nghe Thái Hằng – Thái Thanh – Kim Tước hát Xuân Ca của Phạm Duy

Một số bài hát Thái Hằng song ca với Thái Thanh:


Click để nghe Thái Hằng hát Tiếng Sông Hương của Phạm Đình Chương – Ban Thăng Long hát bè


Click để nghe Thái Hằng – Thái Thanh song ca Dòng Sông Xanh, lời Việt của Phạm Duy


Click để nghe Thái Hằng – Thái Thanh song ca Tiếng Sáo Thiên Thai của Phạm Duy


Click để nghe Thái Hằng – Thái Thanh song ca Ngày Mùa của Văn Cao


Click để nghe Thái Hằng – Thái Thanh song ca Reo Vang Bình Minh của Lưu Hữu Phước

2 chị em Thái Hằng – Thái Thanh

Một số bài hát khác:


Click để nghe Thái Hằng hát bài Nỗi Lòng Chinh Phu của nhạc sĩ Ngọc Bích


Click để nghe 2 danh ca Thái Hằng và Minh Trang hát Gánh Lúa của Phạm Duy


Click để nghe 2 danh ca Thái Hằng và Ánh Tuyết hát Tôi Yêu của Trịnh Hưng


Click để nghe 2 danh ca Thái Hằng – Ánh Tuyết cùng vợ chồng Duy Khánh – Tuyết Mai hát Hò Lơ của Phạm Duy


Click để nghe 3 anh em: Hoài Trung – Thái Hằng – Thái Thanh hát Nhạc Đường Xa của Phạm Duy Nghĩa

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Exit mobile version