Trong số vài trăm “băng cối” được phát hành chỉ trong khoảng 5 năm đầu thập kỷ 1970, hiện nay nhiều người yêu nhạc thu âm trước 1975 vẫn tìm nghe lại những cuốn băng được các hãng – nhóm sản xuất được đặt tên là Trường Sơn Duy Khánh, Cỏ May Duy Khánh, Phạm Mạnh Cương, Trường Hải, Shotguns, Thanh Thúy, Kim Đằng… và đặc biệt là băng Sơn Ca, với 9 băng được phát hành chính thức và 1 băng chưa kịp phát hành vào năm 1975.
Các băng nhạc Sơn Ca được nhạc sĩ Phượng Linh (tức Nguyễn Văn Đông) thực hiện và phát hành từ 1971 đến 1975 tại Sài Gòn dưới dạng băng magnetic, thường được gọi tên tiếng Việt là băng cối, hoặc thỉnh thoảng được gọi là băng Akai – vốn là thương hiệu của đầu phát nhạc (magnetophone) thông dụng nhất trước 1975.
Chương trình này gồm tất cả 10 băng nhạc, đánh số từ 1 đến 11, nhưng không có băng số 4 (vì lý do kiểm duyệt nên không được phát hành), với các giọng hát nổi tiếng: Phương Dung, Giao Linh, Khánh Ly, Sơn Ca, Lệ Thu và Thái Thanh.
Trong số 10 băng nhạc này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông thực hiện cả 2 dòng nhạc phổ biến nhất thời đó: nhạc tình ca – tiền ᴄhιến và nhạc vàng phổ thông đại chúng. Từ cuốn cuốn số 5 trở đi, hãng Sơn Ca thực hiện cho riêng một ca sĩ trong mỗi băng, với các ca sĩ Phương Dung (băng số 5,11), Giao Linh (băng số 6) hát nhạc vàng phổ thông, và Lệ Thu (băng số 9), Thái Thanh (băng số 10) hát nhạc trữ tình – tiền ᴄhιến. Riêng băng số 7 của Khánh Ly chỉ hát nhạc Trịnh Công Sơn, và băng số 8 của ca sĩ Sơn Ca hát cả 2 loại nhạc, không phân biệt rạch ròi.
Xin nói riêng về cuốn băng số 9 của cố danh ca Lệ Thu, được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đặt tựa đề là: Lệ Thu và những tình khúc tiền ᴄhιến.
Click để nghe toàn bộ băng Sơn Ca số 9 của Lệ Thu
Lâu nay, khái niệm “nhạc tiền ᴄhιến” được nhắc đến rất nhiều, nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ ý nghĩa và tính chất của nó.
Đã có một thời gian dài, nhiều người nhầm lẫn khái niệm thế nào là nhạc tiền ᴄhιến. Có nhiều người tưởng rằng nhạc tiền ᴄhιến là nhạc vàng của miền Nam, hoặc tưởng nhạc tiền ᴄhιến là nhạc lính ᴄhιến, thậm chí có người tưởng đó là nhạc đỏ (có lẽ vì chữ “ᴄhιến”?).
Trong lĩnh vực văn học, chúng ta đã có khái niệm “thơ văn tiền ᴄhιến”, thì trong âm nhạc cũng có “nhạc tiền ᴄhιến”, đó là những bài hát được sáng tác trước cuộc ᴄhιến Việt – Pháp được đánh dấu bằng cuộc cách mạng năm 1945.
Trong một bài viết năm 1970, nhạc sĩ thuộc thế hệ đầu của tân nhạc là Lê Thương đã chia nhạc tiền ᴄhιến thành các giai đoạn như sau:
1 — Mấy năm đầu Tân Nhạc (1938 – 1940)
2 — Thời thanh niên lịch sử (nhóm Đồng Vọng và Tổng Hội Sinh Viên (1941 – 1944)
3 — Thời đầu tranh thủ độc lập (1945 – 1946)
Tuy nhiên đó chỉ là một khái niệm mang tính lưng chừng, vì thực tế là thời kỳ 1945-1954 hoặc thậm chí là sau năm 1954, có nhiều ca khúc vẫn được xếp vào loại nhạc tiền ᴄhιến của các tác giả Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Đoàn Chuẩn…, là những bài hát có giai điệu, lời ca… mang cùng tính chất với dòng nhạc tiền ᴄhιến: lời ca lãng mạn, đẹp như thơ và có giai điệu âm hưởng từ nhạc Tây phương.
Ví dụ như trong cuốn băng Sơn Ca 9 – Lệ Thu và những tình khúc Tiền ᴄhιến, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đưa cả những ca khúc được sáng tác cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 vào, đó là những bài Xin Còn Gọi Tên Nhau, Rồi Mai Tôi Đưa Em (Trường Sa – 1969), Bao Giờ Biết Tương Tư (Phạm Duy & Ngọc Chánh – 1971)…
Vậy, có thể tạm phân chia rằng nhạc tiền ᴄhιến là những ca khúc được sáng tác vào thời kỳ đầu của tân nhạc (lấy mốc là năm 1938 khi Nguyễn Văn Tuyên sáng tác bài tân nhạc đầu tiên là Kiếp Hoa), cho đến năm 1946. Thời kỳ sau đó, dù không còn là thời tiền ᴄhιến nữa, nhưng những ca khúc tình ca có tính chất (giai điệu, lời ca) tương tự nhạc tiền ᴄhιến, có thể gọi là “nhạc âm hưởng thời tiền ᴄhιến”. Tên gọi này có thể tạm được chấp nhận, giống như các trường hợp bài hát không phải là dân ca, nên đã được gọi là “nhạc âm hưởng dân ca Nam Bộ”.
Sau đây, mời các bạn nghe lại cuốn băng tuyệt vời với tiếng hát Lệ Thu năm 30 tuổi: Sơn Ca 9 – Tình khúc tiền ᴄhιến.
Nói thêm về nhạc thu âm trước 1975. Những năm thập niên 1960 là thời vàng son của dĩa nhựa (vinyl) tại miền Nam Việt Nam với hàng chục hãng sản xuất hoạt động, nổi tiếng nhất là Sóng Nhạc, Dĩa Hát Việt Nam, Continental, Dư Âm…
Sang thập niên 1970, với sự ra đời của băng cối và máy magnetophone thì loại dĩa nhựa tại Nam Việt Nam bắt đầu thoái trào. Với sự ưu việt hơn của băng cối, như là mỗi băng chứa được nhiều bài hát hơn (18-20 bài trong mỗi băng, so với dĩa nhựa 33.3 vòng chỉ có 8 bài mỗi dĩa), bảo quản được tốt hơn, dễ dàng hơn, nên cho đến nay, các bài hát thu âm trước 1975 có chất lượng tốt nhất được lưu trữ cho đến ngày nay chủ yếu là từ băng cối (magnetic), ví dụ như băng Sơn Ca 9 mà bạn được nghe ở trên.
Điểm chung của 2 loại dĩa nhựa và băng cối này là âm thanh analog có độ phân giải cao, được giới chơi nhạc khó tính đánh giá ưa chuộng vì âm thanh trung thực.
Sang thập niên 1980, sự ra đời của CD và âm thanh kỹ thuật số (digital) với sự lưu trữ vượt trội, tiện dụng đã gần như bắt đầu cho một hồi kết cùa các loại băng, dĩa analog.
Từ thập niên 2000, sự ra đời của internet đã làm cho âm thanh analog đi vào dĩ vãng, không còn mấy người nhắc tới. Tuy nhiên trong giới chơi nhạc thì analog vẫn âm thầm tồn tại.
Đến vài năm vừa qua, các loại dĩa nhựa, LP vinyl đã bừng sống dậy, giới chơi nhạc analog hoạt động mạnh mẽ hơn. Nhiều ca sĩ Việt Nam ở trong nước và hải ngoại đã phát hành nhạc mới hoặc re-master các bản thu âm cũ thành dĩa nhựa một cách chính thức.
Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn