ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Lâm Nhật Tiến – Một hiện tượng đặc biệt của nhạc hải ngoại thập niên 1990

2019/09/03
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Lâm Nhật Tiến – Một hiện tượng đặc biệt của nhạc hải ngoại thập niên 1990

Ca sĩ Lâm Nhật Tiến là ca sĩ được yêu thích hàng đầu ở hải ngoại trong thập niên 1990, được khán giả khắp nơi yêu mến bởi chất giọng đặc biệt truyền cảm. Anh đã cộng tác thường xuyên với Trung tâm Asia trong khoảng thời gian từ 1994-2016, ngoài ra cũng có tham gia một số chương trình Paris By Night.


Click để nghe nhạc Lâm Nhật Tiến

Ca sĩ Lâm Nhật Tiến (cũng là tên thật) sinh ngày 3 tháng 9 năm 1971 tại Sài Gòn. Anh là con út trong gia đình gồm 7 anh chị em. Từ thuở nhỏ, Lâm Nhật Tiến đã rất đam mê âm nhạc. Năm 1981, anh cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư, rồi học trung học và tốt nghiệp đại học Loma Linda University Medical Center (California) với ngành chụp quang tuyến X-Ray. Trước khi theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp, nhờ sở hữu ngoại hình lý tưởng, Lâm Nhật Tiến đã từng làm người mẫu cho một số công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo (Agency) tại Los Angeles và Orange County (Quận Cam).

Năm 1994, trong một lần đi xem show Asia số 4, Lâm Nhật Tiến được bạn là nhiếp ảnh gia dẫn vào hậu trường để giới thiệu với giám đốc Bạch Đông (con rể của nhạc sĩ Anh Bằng). Nhận thấy chàng người mẫu này có ngoại hình sáng sân khấu, Bạch Đông đã hỏi anh có thích hát không và sau đó mời thử giọng.

Là một giọng hát bản năng, không được đào tạo nên ban đầu giọng hát của Lâm Nhật Tiến không được tự nhiên, nghe giống như một người Mỹ hát nhạc Việt. Trung tâm Asia đã đề nghị anh học thêm về phát âm tiếng Việt, mời chuyên gia về phát âm người Mỹ đến dạy cho anh cách hát. Mặc dù chuyên gia này không hiểu nghĩa chữ Việt Nam nhưng khi nghe anh hát, họ có thể góp ý để giọng hát được hoàn hảo hơn.

Hồi thập niên 90, làng nhạc hải ngoại chủ yếu vẫn là sân khấu của những giọng ca gạo cội, thiếu nhân tố mới, thiếu những ca sĩ trẻ nên trung tâm Asia đã bỏ nhiều công sức để đào tạo ca sĩ Lâm Nhật Tiến.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Đó là khoảng thời gian rất khó khăn, nhưng với niềm đam mê ca hát, mong muốn thành một ca sĩ chuyên nghiệp, Lâm Nhật Tiến đã quyết tâm luyện tập và dần dần tiến bộ hơn.


Click để nghe Lâm Nhật Tiến hát Em Đã Quên Một Dòng Sông

Bài hit đầu tiên làm nên tên tuổi của Lâm Nhật Tiến là Em Đã Quên Một Dòng Sông của nhạc sĩ Trúc Hồ. Anh kể lại kỷ niệm đáng khi thu âm ca khúc này lần đầu. Lúc đó giọng hát của anh vẫn chưa thuyết phục được trung tâm Asia dù đã rèn luyện rất nhiều. Một đêm, Lâm Nhật Tiến nằm mơ thấy mình hát một đoạn khiến mọi người hài lòng và khen ngợi, nên ghi nhớ cách hát như vậy trong đầu cho đến khi tỉnh giấc.

Ngày hôm sau vào phòng thu âm bản Em Đã Quên Một Dòng Sông, anh nhớ lại cách hát trong giấc mơ và thu âm xong ca khúc như ý muốn chỉ trong thời gian ngắn, trở thành ca khúc nổi tiếng đầu tiên trong sự nghiệp.

Lâm Nhật Tiến xuất hiện lần đầu tiên trên chương trình video Asia là chủ đề Đêm Sài Gòn 4 cùng với Lâm Bảo Tường vào năm 1994. Từ sau đó anh luôn là ca sĩ chủ lực của Trung tâm Asia cho đến khi trung tâm này tan rã. Ngoài ra, anh cũng từng tham gia một số chương trình Paris By Night của Trung tâm Thúy Nga. Mặc dù chỉ cộng tác với Thúy Nga trong một khoảng thời gian ngắn nhưng anh đã để lại ấn tượng đậm nét với các màn trình diễn song ca cùng 5 nữ ca sĩ nổi tiếng gồm Khánh Hà, Lưu Bích, Như Quỳnh, Minh Tuyết và Như Loan.

Trong hơn 20 năm ca hát, Lâm Nhật Tiến đã thể hiện thành công rất nhiều ca khúc nổi tiếng, tiêu biểu là:

Nhạc sĩ Trúc Hồ với các nhạc phẩm: Một Lần Nữa Thôi, Em Đã Quên Một Dòng Sông, Yêu Em Âm Thầm, Lời Dối Gian Chân Thành, Làm Thơ Tình Em Đọc, Giữa Hai Mùa Mưa Nắng, Tình Yêu, Mưa Tình Cuối Đông, Đỉnh Gió Hú, Sẽ Hơn Bao Giờ Hết, Mãi Yêu Người Thôi… Đặc biệt, Em Đã Quên Một Dòng Sông là ca khúc đã đưa tên tuổi Lâm Nhật Tiến vang danh khắp nơi.

Nhạc sĩ Anh Bằng với Nỗi Lòng Người Đi, Căn Gác Lưu Đày, Nhớ Đêm Mưa Sài Gòn, Từ Độ Ánh Trăng Tan, Từ Thuở Yêu Em, Dù Nắng Có Mong Manh.

Nhạc sĩ Quốc Dũng: Chợt Như Năm 18, Cõi Mộng, Cõi Bình Yên, Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa.

Nhạc sĩ Bảo Chấn: Nơi Ấy Bình Yên, Về Với Anh, Nỗi Nhớ Dịu Êm.

Nhạc sĩ Trúc Giang: Quên Cả Lối Về, Hãy Quay Về Bên Nhau.

Nhạc sĩ Vũ Thành An: Một Lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em, Em Đến Thăm Anh Đêm 30.

Ngoài niềm đam mê ca hát, Lâm Nhật Tiến còn rất yêu thích chụp ảnh. Anh đã từng chụp một số poster, bìa đĩa nhạc cho Trung tâm Asia. Anh đã tự mình thực hiện hai Album nhạc Trung Hoa và được Asia phát hành dưới dạng CD rất thành công. Lâm Nhật Tiến là một trong số ít các ca sĩ thành danh có thể hát chuẩn được các ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa (Quảng Đông) và tiếng Pháp.

Hình ảnh Lâm Nhật Tiến hiện nay

Năm 2016, Lâm Nhật Tiến đã chính thức giã từ Trung tâm Asia và hiện anh đang hoạt động như một ca sĩ tự do.

Đông Kha (biên soạn)
nhacxua.vn

Tags: lâm nhật tiến
Share6055TweetPin

Xem bài khác

No Content Available
Next Post
“Loan Mắt Nhung” và dòng truyện – phim “xã hội đen” của Sài Gòn trước 1975

"Loan Mắt Nhung" và dòng truyện - phim "xã hội đen" của Sài Gòn trước 1975

Comments 1

  1. AnhQuanDo says:
    3 years ago

    Thập niên 1990 có thể nói là những năm đỉnh cao của âm nhạc hải ngoại. Rất nhiều nhạc phẩm hay ra đời và Lâm Nhật Tiến chính là tên tuổi trình bày thành công nhiều nhạc phẩm mới nhất. Sau đó rất nhiều ca sĩ khác hát lại và mặc dù không trình bày thành công bằng nhưng lại được biết đến nhiều hơn Lâm Nhật Tiến.
    Thời đó internet chưa phát triển, người ta muốn nghe anh hát phải mua đĩa, đĩa copy thì hình ảnh, âm thanh chất lượng không tốt nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cảm nhận của khán giả, đặc biệt là khán giả trong nước. Bây giờ internet đã rộng mở cho tất cả mọi người, có cơ hội nghe lại những sản phẩm âm nhạc đỉnh cao của anh mới thấy được anh thật sự là tài năng đặc biệt sáng giữa rất nhiều tài năng khác cả trong nước lẫn hải ngoại.
    Anh sở hữu một giọng Baritone (nam trung) chuẩn mực đặc biệt hiếm, vừa hát chuẩn được cả nốt cao lẫn nốt trầm. Nhớ lần đầu tôi nghe Lời dối gian chân thành anh hát, thật không thể tả được cảm xúc khi nghe anh hát câu ”một dòng sông nữa đã vội đi” chữ ”đã” của anh nghe như nốt nhạc đang vang vọng thật ấn tượng vô cùng. Chỉ cần nghe bài hát này, tôi đã thấy được anh hội tụ gần như tất cả những gì mà một ca sĩ giỏi cần phải có: đúng cao độ, trường độ, phân chia câu hát thông minh và điều quan trọng nhất là cảm xúc vô cùng tự nhiên và chân thật (Cảm xúc mang đến cho người nghe chính là điều quan trọng nhất, hát với kỹ thuật thậm chí là kỹ thuật thuộc hàng đẳng cấp vẫn chưa đủ để gọi là tài năng xuất chúng nếu cảm xúc không tự nhiên và thiếu chân thật). Nghe thử All by myself, ngay cả Celine Dion còn bị vỡ giọng ở cao trào vậy mà Lâm Nhật Tiến hát đến cao trào với âm vực vô cùng rộng, không một chút phô chênh, âm thanh phát ra thật đẹp và nhiều cảm xúc. Nghe các bài như đi về nơi xa, làm sao anh nói sẽ thấy được âm vực của anh thật đáng nể.
    Giọng hát của anh rất đặc sắc, ở tuổi trẻ thì mộc mạc đơn giản, giàu cảm xúc tự nhiên, khoảng những năm 1999 – 2001 là thời kỳ giọng anh chín nhất, âm thanh phát ra hay nhất. Sau đó lại là thời kỳ anh hát với kỹ thuật vượt bậc và những năm tiếp theo giọng anh đã bước sang giai đoạn chững chạc, âm thanh nghe không mượt như trước nhưng đem lại rất nhiều cảm xúc cho khán thính giả.
    Những năm trong nước thịnh một thể loại nhạc tạm gọi là Dân gian đương đại thì ở hải ngoại Lâm Nhật Tiến đã may mắn hát được 1 ca khúc tên Đôi Dòng. Ca khúc đỉnh cao ở thể loại này theo cách nhìn nhận của tôi. Sự nghiệp của anh thật đa dạng với nhiều dòng nhạc từ nhạc trẻ cho đến trữ tình lẫn những dòng nhạc mang tính chính trị đấu tranh. Một sự nghiệp có một không hai và cần được đánh giá và công nhận một cách khách quan không chỉ dựa vào cảm tính hay định kiến tiêu cực. Tất cả những nghệ sĩ lớn đều hát vì nhân quyền.
    Lâm Nhật Tiến là một tài xuất chúng, phong cách hát của anh đến giờ vẫn bắt nhịp cùng với thời đại. Hòa âm trong tất cả các bài hát mà anh hát cũng là một điều đặc biệt vì gần như tất cả đều hay và độc đáo mà không phải ca sĩ nào cũng có cơ hội hát với những hòa âm hay như vậy. Có lẽ không sai khi nói anh là một trong số rất ít ca sĩ Việt thành công một cách ”đúng nghĩa” (cần đánh giá khách quan có căn cứ chứ không phải đánh giá cảm tính theo số đông khán giả) với các bản nhạc ngoại lời Việt. Hầu hết bài nhạc ngoại lời Việt do anh trình bày đều vô cùng xuất sắc. Rất nhiều ca khúc nhạc trẻ thập niên 1990 do anh trình bày đều đi vượt thời gian. Có lẽ ở thế hệ sau nữa, các bạn trẻ vẫn rất yêu thích. Cá nhân tôi rất trân trọng và ghi nhận tài năng của anh dưới góc độ nhìn nhận của một khán giả trung lập. Đó là những cảm nhận của tôi về giọng hát có một không hai này. Xin cảm ơn Nhạc xưa thời báo về bài viết dành cho tiếng hát Lâm Nhật Tiến.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Như Một Lời Chia Tay” (Trịnh Công Sơn) – Những hẹn hò từ nay khép lại… –

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Căn biệt thự ma huyền bí ở Đà Lạt và bài hát “Chuyện Người Đẹp Đêm Trăng” của nhạc sĩ Ngân Giang

Hoàn cảnh sáng tác bài “Không” (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…

Câu chuyện đằng sau bài nhạc phổ thơ “Trên Ngọn Tình Sầu” (Từ Công Phụng – Du Tử Lê)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.