Hình ảnh đẹp của “thị xã Phan Thiết” thập niên 1960

Phan Thiết là thành phố biển nổi tiếng, trung tâm của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết cũng là quê hương của nhiều ca nhạc sĩ nổi tiếng của nhạc vàng miền Nam như Nhật Trường Trần Thiện Thanh, Anh Khoa, Trang Mỹ Dung, Tuấn Vũ. Phan Thiết, nơi có lầu ông Hoàng, cũng là vùng đất đã gắn liền với một quãng đời của thi sĩ Hàn Mặc Tử, mà có lần ông đã cảm thán trong bài thơ mang tựa đề Phan Thiết! Phan Thiết!:

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Hỡi Phan Thiết! Phan Thiết!
Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu

Nguồn gốc tên gọi Phan Thiết hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất. Có 3 giả thuyết phổ biến nhất như sau:

Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Lâu dần, âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.

Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó, như là Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), và Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là “Tam Phan” ở vùng Nam Trung Bộ hiện nay.

Hoàng tử đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV tên là Po Thit, được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết.

Dù tên gọi Phan Thiết đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ 17, nhưng phạm vi lãnh thổ này không thực sự rõ ràng, chưa xác định ranh giới, nên cũng không được công nhận chính thức là đơn vị hành chính.

Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã Phan Thiết, trở thành tỉnh lỵ của Bình Thuận, cùng ngày thành lập với hầu hết các thị xã khác ở miền Trung là Huế, Hội An, Qui Nhơn, Thanh Hoá, Vinh.

Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó, kể cả khi Bình asáp nhập vào tỉnh Bình Tuy và Ninh Thuận để trở thành tỉnh Thuận Hải sau năm 1975, hoặc là khi đã tách ra lại như hiện nay.

Nhắc đến Phan Thiết, không thể không nhắc đến Mũi Né, nơi có bờ biển trải dài rất đẹp. Trước năm 1975, Mũi Né là quận lỵ của quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Một số hình ảnh của Hải Long trước 1975:

Dưới đây là tháp nước mà bất kỳ người Phan Thiết nào cũng biết tới, từ lâu đã trở thành biểu tượng của phố biển này.:

Đây có lẽ là tháp nước đẹp và độc đáo nhất Việt Nam, được xây dựng theo kiến trúc phương Đông, do hoàng thân Suphanouvong thiết kế và xây dựng vào thập niên 1930, khi ông bị toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm làm công chức Sở Công chánh An Nam Trung Kỳ. Ông là kiến trúc sư trưởng tại đây, và cũng là kỹ sư cầu đường đầu tiên của Đông Dương. Khi làm việc tại Nha Trang, ông lấy vợ là một trí thức người Việt Nam.

Hoàng thân Suphanouvong sau này trở thành chủ tịch đầu tiên của nước CHDCND Lào, từ năm 1975 đến 1991.

Một số hình ảnh khác của tháp nước Phan Thiết:

Các xưởng nước mắm gần sông Cà Ty
Đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) hướng về cầu Cắt (nay là cầu Lê Hồng Phong). Tháp nước ở bên phải

Chảy ngang qua thị xã Phan Thiết là con sông Cà Ty, nhiều người Phan Thiết gọi đây là sông “Kỳ Ta”, vì vì lưu lượng nước chảy qua một con sông là nước ngọt, nhưng nước chảy qua sông Cà Ty là nước lợ, đôi lúc là nước mặn.

Chợ cá trên sông Cà Ty
Dọc con sông Cà Ty
Bờ sông Cà Ty ở Phan Thiết

Rạp chiếu phim ở Phan Thiết:

Những hình ảnh khác của Phan Thiết xưa:

Một buổi họp chợ
Trường trung học tư thục Tiến Đức trên đường Trần Hưng Đạo. Đây từng là cơ sở của trường Phan Bội Châu, là trường trung học đầu tiên của Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận. Sau khi trường Phan Bội Châu dời về đường Nguyễn Hoàng (nay là Lê Hồng Phong) thì cơ sở này trở thành trường Tiến Đức
Đường Trần Hưng Đạo đi xuyên thị xã
Sau buổi họp chợ buổi sáng

nhacxua.vn biên soạn

Exit mobile version