Chuyện đời thường của Du Tử Lê qua lời kể của gia đình

Những câu chuyện đời thường của thi sĩ Du Tử Lê qua lời chia sẻ của con gái ông – Orchid Lâm Quỳnh do tờ nguoi-viet.com thực hiện. Mời các bạn theo dõi:

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Trong nhà của nhà thơ Du Tử Lê có rất nhiều sách, trong đó có một tủ sách gồm những cuốn sách Du Tử Lê đã phát hành, có 77 cuốn, trùng hợp với số tuổi của ông.

Trong tủ sách đó, ông còn để 1 hình của bà Huyền Châu, là linh hồn của bài Trên Ngọn Tình Sầu và nhiều bài thơ khác. Thời trẻ họ yêu nhau, nhưng không lấy nhau được vì gia đình (Sau đó bà Huyền Châu cũng ở vậy, không đi lấy chồng).

Bài thơ dành cho Huyền Châu được viết năm 1967, mang tên 67, Khúc Thêm Cho Huyền Châu, nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ thành bài hát Trên Ngọn Tình Sầu:

Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Môi thâm khô từ thuở định hôn người
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt
Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa…

Du Tử Lê thường để lại các thủ bút trên đồ gốm ở trong nhà, trong đó thủ bút cuối cùng mà ông ghi lại là cách đây tròn 1 năm (tháng 10-2018) như một điềm báo. Ông ghi: “Nến tôi cháy đỏ mùa chia biệt”.

Orchid Lâm Quỳnh cũng chia sẻ những chi tiết về đời thường khác về cha của mình. Thi sĩ rất thích viết email, những khi giận vợ, ông viết cả 1 email dài cho vợ.

Orchid Lâm Quỳnh cũng viết về Du Tử Lê như sau: “Bố tôi ở nhà và ông Du Tử Lê ngoài đường là hai người khác hẳn nhau, khác đến nổi, khó tin những bài thơ của ông Du Tử Lê là do Bố tôi… làm!? Sao chữ nghĩa hay ho, những câu thơ cao siêu và huyền bí đến thế, có thể đi ra từ một người hồn nhiên, ngây ngô, dại khờ và trẻ thơ đến như vậy”.

nhacxua.vn biên soạn
Video: báo nguoi-viet.com

Exit mobile version