ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Chuyện cái lon Guigoz – Một vật dụng thân thuộc của người Sài Gòn xưa

2019/07/21
in Saigon xưa
Chuyện cái lon Guigoz – Một vật dụng thân thuộc của người Sài Gòn xưa

Lon Guigoz là vật dụng quen thuộc và gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, từ trước 1975 cho đến những năm 1980. Đây là một loại lon sữa của hãng Nestle Pháp, Hòa Lan, phổ biến ở miền Nam trước 1975.

Lon Ghi-gô, có người gọi là lon gô, hay có nơi đọc trại đi, là mi-gô, bi-gô… đã gắn bó nặng tình nặng nghĩa với đời sống của nhiều thế hệ người Việt.

Loại sữa Guigoz của Hòa Lan được nhập cảng vào Việt Nam nhiều nhất là sau khi người Pháp trở lại Việt Nam vào khoảng năm 1956. Có hai loại sữa Guigoz, loại trắng cho trẻ sơ sinh, và loại màu vàng cho tuổi từ một năm trở đi. Loại sữa bột này phổ biến đến nỗi hầu như gia đình trung lưu nào cũng nuôi con bằng sữa Guigoz, và những chiếc lon nhôm, dày dặn, với dung tích 0.75 lít, có chiều cao 18cm, đường kính 8cm, không rỉ sét này thường được các bà nội trợ cất giữ để đựng thực phẩm ở trong bếp, trừ muối, nó có thể đựng đường, ớt, tiêu hành hay các thức ăn khô.

Trước năm 1975, tầng lớp lao động hoặc công nhân viên lương ít thì nuôi con bằng sữa bò, còn sữa Ghi gô dành cho tầng lớp trung lưu trở lên nuôi con vì hồi đó hàng ngoại nhập độc nhất chỉ có loại sữa này.

Khi dùng xong hết sữa, các vỏ lon được đem cho bà con thân thuộc để xài vì thời đó vỏ lon Ghi gô xài bền, mẫu mã đẹp, rất hữu dụng để đựng đường, bột và các thứ linh tinh khác cho các bà nội trợ. Các nhà giàu có nhà còn dùng lon Ghi gô để đựng vàng lá, đúng là thượng vàng hạ cám, lon này có mặt khắp nơi trong mọi gia đình.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Từ năm 1965 trở về sau, miền Nam đã nhập cảng nhiều loại sữa bột khác dành cho trẻ em; nhưng chiếc lon sữa Guigoz vẫn còn tồn tại trong hầu hết gia đình vì nó bền, chắc, khó móp méo hay hư hỏng.

Sau năm 1975, sữa Ghi-gô không còn được nhập cảng, và cái vỏ lon của nó trở nên quí giá và thông dụng với tất cả mọi tầng lớp trong xã hội miền Nam. Công chức và công nhân đi làm bới theo cơm đều đựng trong long Ghi-gô, dân làm rẫy đi rừng cũng vậy, vì nắp lon đậy kín, khi bị mưa lỡ để bên ngoài chưa kịp mang vào chòi cũng không bị nước mưa thấm vào. Và đối với dân lao động, vỏ lon Ghi-gô trở thành thân thiết hơn bao giờ hết vì ngày nào đi làm đều kè kè bới theo “gô cơm”.

Người thiết kế ra chiếc lon thon dài, có những đường viền nổi, có nắp đậy kín này không biết là ai. Nhưng chắc rằng, khi sáng tạo ra loại lon đặc biệt này cho nhãn sữa Guigoz, ông/bà này cũng không thể ngờ được rằng, nó hữu dụng, đa năng đến như vậy với người dân ở nơi xa xôi vùng viễn đông.

Rất nhiều người gốc Sài Gòn kể lại rằng loại sữa này gắn bó với tuổi thơ họ hệt như viên bi, con cá, cái kẹo.

Sau 1975, lon gô gắn bó với những người đi rừng lấy củi, làm rẫy, hoặc làm bạn với những người lính thất trận phải đi tù ở những nơi rừng thiêng nước độc… Lon gô có thiết kế nắp đậy kín, dùng để đựng cơm mang lên rừng, đến trưa mở ra mà cơm vẫn còn nóng hôi hổi. Dù chỉ là cơm độn bắp và muối mè nhưng là một bữa ăn thịnh soạn cho những người cần lao thuở cơ cực.

Cùng nhìn lại những lon Guigoz nay đã trở thành món đồ cổ được rao bán với số tiền tương đối lớn:

Nhacxua.vn biên soạn

Share11668TweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều...

by admin
August 4, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Nhạc sĩ Ngân Giang là một trong những tên tuổi quen thuộc nhất của nhạc vàng Việt Nam thời kỳ...

by admin
August 2, 2022
Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời
Tin Tức

Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời

Ông Tô Văn Lai - sáng lập của hãng băng dĩa Thúy Nga (thành lập ở Sài Gòn) và trung...

by admin
July 20, 2022
Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ngay từ năm 16...

by admin
July 15, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt

Nhạc sĩ Võ Ðức Thu là một tên tuổi lẫy lừng của nền tân nhạc Việt từ thời kỳ phôi...

by admin
July 14, 2022
“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi

Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) được xem là một trong những tân tuổi lớn nhất của tân nhạc vì những...

by admin
July 11, 2022
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Quỳnh Giao – Giọng hát trong vắt như pha lê

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Quỳnh Giao - Giọng hát trong vắt như pha lê

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Cuộc đời của danh ca Khánh Ly qua bộ ảnh đẹp trước 1975

Nhìn lại những chặng đường của “Ban Hợp ca Thăng Long” – Ban nhạc đã trở thành huyền thoại

Top 20 bài nhạc tango hay nhất của “nữ hoàng tango” Khánh Ly

Nghệ sĩ Lữ Liên và “gia đình âm nhạc” nổi tiếng: Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà…

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phương Dung – Huyền thoại về “Nhạn trắng Gò Công”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi

Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của ca khúc Người Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Me có hay chăng con về, chiều nay thời gian đứng im để nghe”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Tình Cầm” (Hoàng Cầm – Phạm Duy) – “Nếu anh còn trẻ như năm cũ…”

Hoàn cảnh sáng tác bài “Không” (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…

Nhà thơ Phạm Văn Bình và mối tình khắc khoải trong ca khúc Chuyện Tình Buồn: “Năm năm rồi không gặp – từ khi em lấy chồng…”

Những đồi hoa sim

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.