Lịch sử hình thành hơn một thế kỷ của thành phố Đà Lạt đã để lại một di sản kiến trúc giá trị, nơi này đã được ví như là một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX. Mặc dù đã bị tàn phá nhiều bởi con người, nhưng Đà Lạt ngày nay vẫn còn lưu lại một chút ít gì đó của một thời vàng son xưa cũ.
Trong bài này, xin đăng những tấm hình Đà Lạt năm 2019 được chụp cùng một góc ảnh với những tấm hình nổi tiếng của Đà Lạt trước năm 1975. Khi so sánh Đà Lạt xưa và nay với cùng 1 góc ảnh chụp, người xem sẽ dễ dàng hình dung ra sự thay đổi của thành phố Đà Lạt sau 50-60 năm.
Loạt ảnh chụp năm 2019 này được thực hiện bởi nhacxua.vn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Căn nhà trên đường Minh Mạng (nay là Trương Công Định) vẫn còn nguyên những đường nét cũ.
—
Cafe Tùng xưa và nay. Đây là chốn gặp gỡ của giới tinh hoa miền Nam trước 1975
—
Đầu đường Minh Mạng (nay là Trương Công Định) nhìn từ phía Hòa Bình
—
Đà Lạt Palace được xây vào năm 1922, với tên gọi đầu tiên là Lang Bian Palace
—
Bùng binh Hồ Xuân Hương. Vị trí cây xăng ngày trước nay là Bưu Điện Đà Lạt
—
Chùa Linh Sơn, nơi được nhắc trong bài hát nổi tiếng Thương Về Miền Đất Lạnh: “Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều…”
Chùa Linh Sơn
—
Xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt ở đường Yersin. Cơ sở tiền thân của cơ quan này là Sở địa dư Đông Dương được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1894 tại Hà Nội với nhiệm vụ biên tập, vẽ và in ấn bản đồ cho Liên bang Đông Dương. Đến năm 1940, trụ sở của Sở địa dư Đông Dương được đưa vào Gia Định. Dưới thời VNCH, cơ quan này được chuyển thành Nha địa dư quốc gia ngày 1 tháng 4 năm 1955.
Công trình này đã bị hư hại nặng nề trong vụ cháy năm 2014. Gần một nửa tòa nhà gồm khu văn phòng, xưởng chế bản, hệ thống máy tính… đã bị lửa thiêu rụi.
—
Khách sạn Du Parc Hotel Dalat, khánh thành vào năm 1932. Trong hình trên là hình chụp 3 thời kỳ: Thời Pháp thuộc, thời VNCH và thời hiện tại.
—
Ngã 3 Thống Nhất – Bà Huyện Thanh Quan khi xưa. Nay là ngã 3 Trần Quốc Toản – Yersin
—
Cầu nổi nối khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế
Cầu nổi nhìn từ bên dưới chợ Đà Lạt
—
Chợ Đà Lạt, ngày xưa gọi là Chợ Mới, để phân biệt với chợ cũ là Khu Hòa Bình
Bên dưới là một số hình ảnh khác của Chợ Đà Lạt:
—
Cô bé bán hoa khi xưa nay chắc đã lên chức bà.
—
Hội trường Hòa Bình ở Khu Hòa Bình (chợ cũ)
Đường Lê Đại Hành, đi lên Khu Hòa Bình, vốn là Chợ cũ ngày xưa trước khi xây Chợ Đà Lạt hiện nay.
—
Nhà thờ Con Gà nổi tiếng, nơi nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác: “quỳ bên em trong góc giáo đường…”
—
Ga Đà Lạt, vốn là ga cuối của tuyến xe lửa Đà Lạt – Tháp Chàm. Ngày nay tuyến đường này đã ngưng hoạt động, nhà ga này chỉ còn phục vụ cho khách du lịch với tuyến đường từ Ga Đà Lạt đi Trại Mát.
Một số hình ảnh khác của 1 trong những nhà ga lâu đời nhất Đông Dương này:
—
Biệt thự Lam Ngọc (lúc mới xây) của Trần Lệ Xuân nhìn từ trên cao
—
Dinh 3 Bảo Đại
—
Một tấm hình khu Hòa Bình, so sánh với tấm ảnh được chụp đầu thập niên 90
Hình ảnh do nhacxua.vn thực hiện