Câu chuyện về bài hát “Không” của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã ngoài 60 tuổi, hàng đêm ông vẫn thường xuyên đệm đàn dương cầm tại nhiều phòng trà trong thành phố. Có một lần trình diễn tại một khách sạn sang trọng ở Sài Gòn, Nguyễn Ánh 9 gặp một vị khách người Nhật.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Vị khách này đã yêu cầu Nguyễn Ánh 9 chơi một bản nhạc ngoại quốc có tựa đề khá lạ tai. Vì lịch sự, ông đã đề nghị người khách này hát thử một đoạn dạo đầu để xem liệu ông có thể chơi được hay không. Nhưng ngay khi nghe những nốt đầu tiên của bài hát, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 quá bất ngờ khi nghe được giai điệu quen thuộc của: Không, không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…

Bản nhạc “Không” được chính tác giả của nó chơi say sưa trên những phím dương cầm trước sự kinh ngạc của vị khách Nhật Bản. Tiếng đàn vừa dứt, vị khách Nhật không kìm chế được sự ngạc nhiên, tò mò hỏi ngay:

– “Tại sao ông có thể chơi trọn vẹn cả một bản nhạc mà chỉ cần nghe một vài câu đầu tiên?”

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mỉm cười và lịch sự trả lời:

– “Thưa ông. Tôi xin trân trọng được giới thiệu, tôi chính là tác giả của ca khúc ấy!”

Ông khách đã gặp một ngạc nhiên thú vị. Nhưng bản thân nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 càng nhạc nhiên hơn, vì cho đếnlúc đó ông không hề biết rằng ca khúc “Không” của mình đã rất nổi tiếng trong giới khán giả yêu nhạc xưa ở Nhật, Đài, Hongkong… Nguyên do là vào thập niên 1970, nữ diva nổi tiếng người Đài Loan – Đặng Lệ Quân đã hát bài này bằng cả tiếng Nhật lẫn tiếng Hoa. Đặng Lệ Quân là một trong những danh ca nổi tiếng nhất Châu Á thập niên 1970-1980, nổi tiếng qua ca khúc Ánh Trăng Nói Hộ Lòng Tôi, Mùa Thu Lá Bay…

Đặng Lệ Quân

Vào năm 1971, nữ diva người Đài Loan là Đặng Lê Quân mới chỉ 18 tuổi nhưng đã nổi tiếng toàn Châu Á. Cũng năm đó cô đã sang Việt Nam trong một chuyến lưu diễn và hát ở rạp Lệ Thanh, tham gia hòa nhạc tại khách sạn Bạch Tuộc. Khi đó, các ca sĩ nước ngoài đến lưu diễn ở Việt Nam thường chọn 1 hoặc vài bài hát nổi tiếng của nước sở tại để hát, như là một cách giao lưu giữa 2 nền văn hóa với nhau, và ca khúc “Không” của Nguyễn Ánh 9 được Đặng Lệ Quân chọn.

Sau đó, trong suốt thập niên 1970, khi trình diễn tại các thị trường nhạc Đài Loan, Nhật Bản, ca sĩ Đặng Lệ Quân đã hát bài “Không” bằng các tiếng Nhật, tiếng Quảng Đông, tiếng Quan Thoại, và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Hầu hết khán giả tại đây đều tưởng rằng đây là một ca khúc nhạc Hoa lời Nhật, chứ không hề biết là nhạc Việt Nam. Ngay cả tác giả Nguyễn Ánh 9 cũng không hề hay biết (hoặc có thể sau này ông đã quên mất theo dòng thời gian).

Tháng 7 năm 1973, khi tròn 20 tuổi, Đặng Lệ Quân một lần nữa quay lại Việt Nam trình diễn, và dĩ nhiên cô có hát bài “Không” của Nguyễn Ánh 9.

Mời bạn nghe lại phiên bản bài hát Không tiếng Nhật qua phần trình bày của Đặng Lệ Quân dưới đây:


Click để nghe Đặng Lệ Quân hát “KHÔNG”

“Lúc ở Sài Gòn, hàng ngày đều có rất nhiều người hâm mộ đến thăm tôi. Có người còn mang thức ăn đến tặng tôi. Không những vậy, còn có rất nhiều các cô các dì còn tằng cả vàng, bạc cho tôi nữa, thực sự là mọi người quá tốt dù tất cả đều xa lạ nhưng ai cũng yêu quý tôi như vậy khiến tôi vô cùng xúc động”, Đặng Lệ Quân nói trên báo.

Đặng Lệ Quân được khán giả miền Nam Việt Nam đón nhận rất nồng nhiệt, thể hiện qua những bức ảnh dưới đây:

 

Mời các bạn xem thêm các hình ảnh của Đặng Lệ Quân khi hát tại Sài Gòn:

Bảng chào mừng tiếng Việt có ghi chữ: Trung Hoa Quốc Gia, là tên gọi của Đài Loan khi đó
Đặng Lệ Quân trẻ trung độ tuổi 20
Trang phục mang đạm dấu ấn thập niên 1970

Đặng Lệ Quân được đánh giá là người đoan trang, nề nếp vì thích cuộc sống trầm lặng, nội tâm. Điều đó thể hiện phần nào qua trang phục của cô

 

 

Ngoài ra, mời bạn nghe lại một phiên bản rất độc đáo củ bài Không, khi ca sĩ Đài Loan tên là Dương Tiểu Bình (楊小萍 – Yang Xiao Ping) hát bài Không cả lời Hoa lẫn lời Việt:


Click để nghe

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Exit mobile version