Câu chuyện âm nhạc ở Sài Gòn 60 năm trước qua lời tiết lộ của nhạc sĩ Lê Dinh năm 1963

Bài phỏng vấn nhạc sĩ Lê Dinh trên tạp chí Bách Khoa sau đây sẽ hé lộ sáng tỏ những sinh hoạt âm nhạc ở Sài Gòn thời kỳ cuối của Đệ nhất cộng hòa, thời điểm mà kiểm duyệt âm nhạc trở nên tương đối gắt gao. Việc sáng tác nhạc, xuất bản nhạc và phổ biến nhạc như thế nào vào thời kỳ đó? Tất cả đều được nhạc sĩ Lê Dinh nói rõ từng chi tiết. Khi đó ông đương là nhân viên của đài vô tuyến truyền thanh Sài Gòn.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Tôi mong giới Tân nhạc sẽ họp thành đoàn thể, trước là để anh em trong giới dễ bề đổi trao kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, sau là để giúp nhau phổ biến sáng tác một cách đắc lực, và do đó, làm cho ngành nhạc mình phụng sự tiến hơn lên. Việc giúp nhau đây là lập một hội, có ủy ban lo việc chọn lựa nhạc phẩm anh em gửi tới để lần lượt xuất bản. Giá trị bản nhạc được đảm bảo phần nào, mà lại giúp thiết thực các bạn nghèo phương tiện – nhất là các mầm non – có cơ hội ra mắt anh em trong làng và công chúng hiếu nhạc.

Bạn trẻ nào hâm mộ người nhạc sĩ sắp đến tuổi tam thập này mà định tìm đến nhà để xin… chữ kí, thì hãy coi chừng kẻo bị số nhà gạt mà lâm vào cảnh đi không lại phải trở về không, thêm khá nhiều bực tức, như người phụ trách cuộc phỏng vấn này.

Bực, mệt mới tìm ra được nhà anh, nhưng khi gặp chủ nhà, thì mệt, bực kia biến mất: dáng dấp thư sinh, nụ cười hiền lành, cách tiếp đón ân cần, cử chỉ và lời lẽ nho nhã của anh khiến khách như gặp được làn gió mát lúc trưa hè.

Được biết anh là nhân viên của đài phát thanh Sài Gòn, nên sau hớp nước trà, tôi hỏi:

– Anh có thể cho biết hiện đài có mãy ban nhạc?

Hiện có mười hai ban cổ nhạc và ba mươi hai ban Tân nhạc kịch.

Anh nhìn tôi, rồi cười, rất nhẹ nhàng:

Anh định phỏng vấn con người phụng sự nghệ thuật hay là con người giúp việc cho đài vô tuyến truyền thanh?

– Cả hai, anh à. Chẳng giấu gì anh, anh Vũ Thành, chủ sự phòng Văn nghệ của đài, lúc đầu nhận trà lời cuộc phòng vấn, tôi mong ảnh sẽ giải đáp một đài thắc mắc do đôi bạn nhạc sĩ đã hưởng ứng cuộc phòng vấn nêu ra, nào ngờ vào giờ chót, ảnh lại chối từ vì ngại có sự hiểu lầm và vì “tôi không đám nhận mình là nhạc sĩ”, thành nay phải hỏi anh vậy.

Xin anh cho tôi biết các thắc mắc của các bạn kia. Nếu tôi có thể giải đáp được, thì tôi rất sẵn lòng. Vì đó cũng là một bổn phận đối với cơ quan tôi giúp việc.

– Có bạn trong ngành cổ nhạc nhận xét: một số các trưởng ban nhạc thường theo lề lối cũ và ít chịu tìm những tài năng mới để bổ sung lực lượng.

Anh nghĩ ngợi một lúc:

Chỉ trích này có phần đúng. Nhưng anh hiểu cho cái vai trò khó khăn của các trưởng ban. Đài vô tuyến truyền thanh là tiếng nói của nước nhà. Nên cẩn rất thận trọng. Đài không phải là miền đất để ta thí nghiệm. Cho nên những người có trách nhiệm, phần nhiều cũng ngại rời những con đường quen thuộc. Còn về điểm thứ nhì, thì tuy thấy rõ đôi cộng tác viên của mình trước đờn, ca mười mà nay có sút đi, còn sáu, bảy chẳng hạn, nhưng vì cùng nhau “ăn chịu” từ thuở ban đầu, người trưởng ban không nỡ làm buồn, làm khổ các “bạn già” của mình. Xin anh hiểu cho rằng những bạn này không còn phong độ cũ, nhưng chẳng phải tệ, tồi đâu.

– Vậy thì các trưởng ban đó vốn nặng tình cảm với người đồng đội, chớ không phải có ý ém những tài năng mới?

Anh xác nhận bằng một cái gật đầu.

– Vài anh trong giới Tân nhạc phàn nàn đài nay cho mỗi bản nhạc chỉ được trình bày một tuần một lần. Các anh ấy cho như thể là quá ít và thiệt thòi cho anh em. Nếu được trình bày một tuần hai lần, thì vừa. Chính thính giả cũng cho biện pháp này gắt gao đấy, và chẳng những riêng gì nhạc sĩ, thính giả cũng thấy mình thiệt thòi; hét sức thích một bài hát nào đó, mà cả tuần, may thì mới nghe được một lần thôi.

Là nhạc sĩ, anh có phàn nàn quyết định này của đài chăng? Là nhân viên của đài, anh có lí gì biện hộ cho cơ quan anh không?

Mắt anh long lanh:

Anh muốn dồn tôi vào ngõ bí sao? Nhưng cứ sự thật mà trình bày thì thể nào cũng có lối ra.

Người nghệ sĩ trong tôi không tán thành sự hạn chế có phần gắt gao ấy, và cũng như tất cả anh em nhạc sĩ khác, tôi mong có sự dung hòa giữa cái phóng túng khi xưa và cái gắt gao bây giờ, nghĩa là một bản nhạc được phép trình bày hai lần trong tuần trên làn sóng điện.

Người nhân viên của đài trong tôi hiếu vì sao biện pháp gắt gao này được áp dụng trong mấy tháng nay, nên không thắc mắc lắm như anh em nhạc sĩ không làm việc ở đài. Tôi xin kể lại anh nghe. Số là một sáng chủ nhật nọ, một thí sinh của cuộc tuyển lựa ca sĩ ở rạp Quốc-Thanh hát bài Ngày Trở Về của Phạm-Duy, một bài hát cũ. Trưa lại, một em trong ban Việt-Nhi lại trình bày bản này. Chiều, trong chương trình nhạc thính giả yêu cầu, người phụ trách cho chạy dĩa hát Ngày Trở Về, do Thái-Thanh hát. Tối lại, trong mục Thơ Nhạc giao duyên, ban Li-Tao trình bày bản nhạc này cùng với một bài thơ, cũng do Thái-Thanh hát. Thành ra tình cờ mà một bài hát được trình bày trên làn sóng điện đến bốn lần, một kỉ lục chưa từng thấy. Và tình cờ ông chánh sự vụ sở Chương trình nghe đủ bốn lần bài hát ấy trong ngày. Sáng hôm sau, ông này cho ông chủ sự phòng Văn-nghệ hay điều đó. Và từ đó, để tránh một sự tình cờ thứ hai như thế xảy ra có thể gây sự hiểu lầm không hay cho đài, phòng Văn nghệ mới có quyết định có phần gắt gao mà anh em nhạc sĩ ai ai cũng mong sớm được sửa đổi.

Thấy tôi ngổi có về nghĩ ngợi, anh cười:

Bộ anh muốn tìm một câu hồi thật khó để tôi chỉ biết cười trừ với anh sao đó?

Tôi cười lại.

– Đâu có, anh. Người nào đi phỏng vấn lại mong người mình hỏi làm thinh? Chẳng qua là tôi cố nhớ lại một điều thắc mắc thứ ba của anh em nhạc sĩ đối với đài.

Thôi, anh chẳng cần làm tội làm tình trí nhớ. Tôi biết rồi.

Có phải một số anh em than phiền mình bị “ém” không?

– Phải rồi. Mà đó là các bạn nhạc sĩ trẻ, những “mầm non” của Tân nhạc. Anh em ấy bảo các nhạc sĩ cộng tác với đài thời được nâng đỡ đủ điều, còn các nhạc sĩ “không chưn không cẳng” thì bị a ra rìa a, nhất là các nhạc sĩ trẻ.

Anh trả lời:

Trách đài thiên vị, thì không đúng. Vì việc chọn bài hát để trình bày là do các trưởng ban. Và các trưởng ban được toàn quyền trong việc này. Sự thật đủ trả lời các bạn ấy: những anh Lam-Phương, Hoàng-Nguyên, Trúc-Phương, Song-Ngọc v.v chẳng hạn, là những nhạc sĩ chẳng có chút gì đính líu tới đài, mà nhạc phẩm các anh ấy vẫn thường được giới thiệu. Bởi lẽ phần lớn bản nhạc các anh ấy hay.

Các bạn trẻ vội trách đài bất công hay các trưởng ban cố ém mình quên xem lại tác phẩm mình có giá trị hay không trước đã. Tôi được biết trong nhóm anh em nhạc sĩ trên dưới hai mươi, ngoài một số ít có chân tài, chịu khó học hỏi, còn đa số thiếu học, thiếu tài, háo danh, tự phụ… Họ bỏ tiền ra in bài hát để lòe bạn bè, họ muốn bản nhạc họ được bay đi khắp nơi theo làn sóng điện để “lấy le” với bồ, chớ họ chẳng nghĩ đến việc phụng sự nghệ thuật. Bị vài trưởng ban từ chối trình bày tác phẩm non nớt của họ, họ cứ nghĩ xấu rằng các bậc đàn anh ấy muốn ém tài họ.

– Nhưng họ có thể xuất bản được chớ?

Ai cấm họ điều đó. Lắm người không tài, mà có tiền thì xuất vài ngàn bạc để in nhạc mình, đâu phải là điều lấp biến dời non!

– Nhưng có nhà xuất bản nào…

Sao lại không, anh. Như anh thấy đó, dạo này, các nhà xuất bản tung ra thị trường những bài hát in offset, với những người đẹp đủ kiểu, đủ màu. Họ chỉ cần bán bìa, lo cho cái bìa sao cho hấp dẫn, còn họ chẳng màng đến giá trị bản nhạc, mua càng rẻ càng hay. Thì các nhạc sĩ trẻ “nhảy dù” này mới nhân cơ hội này mà bán rẻ những đứa con tinh thần èo uột của họ.

Và anh lấy ở trong cặp ra một bài hát mới phát hành.

Đây là một trong những bằng chứng. Nếu có những bài thơ bất thành cú, thì đây là một bài nhạc bất thành âm!

– Nghĩa là bản nhạc này sai luật nhạc?

Anh gật đầu.

Sai những luật sơ đẳng về nhạc. Người trong nghề nhìn qua là thấy.

– Nhưng mà thơ, có thơ tự do bất chấp luật, vần. Thì nhạc, sao lại chẳng có thứ nhạc tự do, bắt chấp cả những luật sơ đẳng về hòa âm, về bố cục…

Anh lắc đầu, cười :

Về nhạc, thì không thể cho phép những cái tự do ấy. À, nhân tiện nói đến các bản nhạc in ra để “bán cái bìa”, tôi xin kể lại anh một điều mắt thấy tai nghe. Mới đây, tôi và một bạn dừng chân tại một quán bán nhạc ở một góc đường Lê-Lợi, Một anh quân nhân mua một bài hát bìa in offset. Bạn anh cũng quân nhân – thấy thế, cản: “Mi mua chi bản này, mi có biết hát nó đâu!”. Tức thì được trả lời: “Cần gì nhạc ở trong, cái hình em này xem rất mê li, tao mua về treo ở đầu giường để ngắm cho thỏa mắt”. Tôi cười bảo bạn: “Mình mà như nhà xuất bản này thì chẳng cần in nhạc chi cho tốn công tốn của, chỉ in một cái khóa Sol to tướng là đủ. Cái bìa đủ… “ăn khách” rồi.

– Theo anh Minh-Kỳ, thì cuộc tấn công bằng bìa gái đẹp của các nhà xuất bản nhạc đã có kết quả, và gây ảnh hưởng không hay cho các anh em nhạc sĩ tự xuất bản nhạc mình, vì thấy bị thiệt thòi nhiều nếu giao cho nhà xuất bàn. Trong số ấy, tôi được biết có anh. Vậy anh có nghĩ cách gì đối phó lại?

Một ít buồn thoáng qua gương mặt anh.

Không mà có.

Tôi nhìn anh.

Các bạn cùng cảnh như tôi cũng thế. Không, là chẳng làm như các nhà xuất bản ấy. Có là cố sao cho bài nhạc mình càng có giá trị. Nghĩa là chúng tôi không lấy hình thức mà “áp đảo” nội dung. Mà ráng sao cho nội dung càng có giá trị để người chơi nhạc chân chính càng được hài lòng và làm tăng thêm sở người thích nhạc. Vả lại, chúng tôi tin rằng phong trào mua bài hát chỉ vì hình bìa có gái đẹp, nó sẽ sớm nở tối tàn. Người ta rồi sẽ mua bài hát vì giá trị bản nhạc chớ chẳng phải vì cái bìa “hấp dẫn”.

– À hồi nãy, anh có nói qua về quyền lợi các anh bị thiệt thòi khi giao cho nhà xuất bản. Vậy sao hầu hết các anh lại bán đứt bản quyền, mà không bán năm một?

Chúng tôi cũng đã nghĩ điều đó. Theo giao kèo kí kết giữa nhà xuất bản và mình, thì mua bản quyền một năm, họ có quyền in nhiều nhất là bốn ngàn bản. Nhưng chẳng anh em nào kiểm soát coi họ có tôn trọng giao kèo. không, vì trên thực tế mình chẳng thể kiểm soát được. Nèu họ muốn “qua mặt” mình, thì mình đành chịu. Thôi thì bán đứt một lần cho nó khoẻ!

– Như anh và vài bạn đủ sức tự in nhạc phẩm mình đề phổ biến, thì khỏi bị thiệt thòi. Anh có ý kiến gì giúp các bạn không đủ sức đảm đương việc cần ấy?

Tôi mong giới Tân nhạc sẽ họp thành đoàn thể, trước là để anh em trong giới dễ bề đổi trao kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, sau là để giúp nhau phố biến sáng tác một cách đắc lực và do đó, làm cho ngành nhạc mình phụng sự tiến hơn lên. Việc giúp nhau đây là lập một hội, có ủy ban lo việc chọn lựa nhạc phẩm anh em gởi tới để lần lượt xuất bản. Giá trị bản nhạc được đảm bảo phần nào, mà lại giúp thiết thực các bạn nghèo phương tiện – nhất là các mầm non – có cơ hội ra mắt anh em trong làng và công chúng hiếu nhạc. Hội sẽ mua tác quyền với giá do ủy ban định, không đề cho tác giả thiệt thòi. Ngoài việc xuất bản nhạc cho anh em, hội còn có thể giúp nhiều trong việc phổ biên các bản nhạc có chân giá trị. Đải phát thanh, các hãng dĩa, các đại nhạc hội, là những nơi mà tiếng nói của hội sẽ được nể vì hơn là tiếng nói của tư nhân.

Anh ngưng nói, hớp miếng nước ngọt, rồi cười như chữa mình đã nói khá nhiều và quá hăng. Đoạn anh nói tiếp :

Nguyện vọng trên đây chẳng phải là riêng của ai, mà là chung cho cả anh em trong giới. Tiếc rằng ai cũng mong nó được thực hiện, mà chưa ai chịu đứng lên kêu gọi, cứ mãi mong chờ. Mà chúng tôi nào có ít cho cam. Nhưng sao sự đoàn kết khó thực hiện quá!

– Còn có một nguyện vọng này của đa số anh em, đó là mong nha Thông-tin sẽ dễ dãi trong việc kiểm duyệt lời các bài hát.

Anh gật đầu.

Nói thì có hơi quá, chớ sánh với các bộ môn văn nghệ khác, ngành Tân nhạc có cảm tưởng mình như là một đứa con nuôi. Chúng tôi chẳng phải không hiểu giai đoạn đặc biệt mà nước nhà phải trải qua, nhưng trong khi bên cổ nhạc, các bản Vọng cố lời lẽ yếu mềm, ủy mị, rên than được in, được bán khắp nơi, được trình bày qua làn sóng điện, thì phần Tân nhạc chúng tôi, có lời nào có về tình tứ hay nói lên một nỗi buồn có phần sâu đậm, thì bị kiểm duyệt ngay. Khiến cho nhạc sĩ lần lần mất bản sắc của mình, Bài hát kiểm duyệt rồi sửa đổi lại, thì bản nào cũng na ná như bản nào, như “đúc một lò mà ra”. Có báo đã thấy tình trạng không hay này và lên tiếng báo nguy để Tân nhạc tránh việc cùng đi một chiều.

– Nếu anh không ngại, anh cho một ví dụ sống.

Một nụ cười nở trên môi anh:

Có gì mà ngại anh. Vì đó là sự thật mà anh em trong giới thường đem ra bàn tán. Ví dụ như sáng tác theo đường lối “chiêu hồi”. Mà thực hiện đường lối này đâu phải chỉ có một cách. Người kiểm duyệt bảo phải xác định vị trí, đề nghị tác giả sửa hai chữ nào đó lại là “phương Nam”. Một nhạc sĩ khác phải nói rõ trong bài là miền Nam. Lộ liễu quá. Mà tuyên truyền quá rõ dễ bị người nghe ít ưa, thành ra ảnh hưởng không bao nhiêu. Kết quả không như nha Thông tin muốn. Và nhạc sĩ mất cái hứng sáng tác khá nhiều.

– Tôi cũng thấy đối với Tân nhạc,bà kiểm duyệt tỏ ra gắt gao. Tôi có một anh bạn có bài hát bị bôi hai chữ “nghẹn ngào”, mà chính trong bản nhạc, anh ấy muốn nói đến một cảnh bi thương, khiến người trong cuộc phải nghẹn ngào.

Lạ một điều là trong khi nha Thông tin có ý lo những lời hát đau buồn, than thở ảnh hưởng đến người nghe, làm mất tinh thần chiến đấu của nhân dân, thì dĩa hát ngoại quốc có những lời ướt át, du dương không thể tả lại được tự do bán ở thị trường, hát ở đài, ở trà thất, và in lại trên báo. Tôi biết một bài mang cái tên khêu gợi một cách trắng trợn: “Hôn em đi!”

Tôi nói :

– Chắc là chánh quyền nghĩ rằng hát tiếng ngoại quốc thì có mấy ai hiểu mà ngại! Chớ còn cấm, thì e bị hiểu lầm là có tinh thần bài ngoại!

Chúng tôi cùng cười.

Rồi tôi hỏi anh:

– Như vậy thi tương lai ngành Tân nhạc có phần kém sáng sủa?

Một phần nào thôi, anh à. Nhìn lại, thì tôi thấy tương lai có vài hứa hẹn. Cứ vài ba năm, thì kỉ thuật anh em lai khác, khác trong chỗ hay hơn. Và cnính tôi cũng thấy kĩ thuật của mình cũng có khá hơn xưa.

– Chắc là nhờ nghề dạy nghề?

Đúng vậy. Mà cũng nhờ nghe nhạc ngoại quốc, mình so sánh, tìm kiếm thêm, rồi áp dụng… Một bằng cớ là xem các bản nhạc thời trang nổi tiềng ở Âu Mỹ được các báo điện ảnh của ta in lại, thi nhạc sĩ ta ngày nay về mặt kỹ thuật, không thua gì họ.

Dĩa đậu phộng rang vơi lần với câu chuyện.

– Bây giờ tôi hỏi riêng về anh đây. Bạn trẻ thích nhạc anh, anh có tò mò tìm hiểu vì sao không?

Sao lại không, anh. Và chính nhờ thế mà giờ tôi mới trả lời ngay cho anh được. Trường hợp của tôi giống trường hợp một số bạn sáng tác nhạc trên sưới ba mươi. Ba mươi tuổi, ở giữa đường đời, mà may thay, chúng tôi còn giữ được tâm hồn của lứa tuổi hai mươi. Gần họ, tâm sự với họ, hiểu họ, thì dễ cảm thông. Kỹ thuật sáng tác của chúng tôi không điêu luyện, cầu kỳ như các bậc đàn anh nổi tiếng, mà giản dị hơn, âm điệu lại dồi đào, khiển nhạc phẩm dễ đờn, dễ hát, dễ nhớ. Nhưng phần lời ca quyết định sự thành công đổi với bạn trẻ hơn là nhạc. Lời của chúng tôi thường sát với tâm tình họ, bóng bẩy hơn lời ca thời trước vì lẽ tôi đã nói với anh ở trên. Thế hệ trẻ hôm nay thích cái gì buồn buồn, dang dở…

– Thế còn nhạc hùng?

Họ là thanh niên mà không thích nhạc hùng. Những bài nhạc mạnh có tiếng trước đây như “Quyết tiến” của Võ-Đức-Thu, “Khỏe vì nước” của Hùng-Lân, nay có xuất bản lại, cũng chẳng bán được.

– Thế anh có sáng tác những hành khúc không?

Có, mà nhiều, anh à. Nhưng chỉ để hát trên đài, chớ không xuất bản.

Một hồi, anh nói tiếp:

Thị hiếu bạn trẻ bây giờ thay đối không chừng và rất mau. Họ hết sức thích một loại nhạc, một bản hát nào đó, ba tháng sau, họ bỏ nó qua bên, chạy theo một loại nhạc, một bài hát mới khác.

– Thế anh có… để ý đến thị hiếu của bạn trẻ trong khi sáng tác?

Anh lắc đầu:

Tôi chỉ sáng tác theo đà cảm hứng của riêng tôi. Vì tôi không sống hẳn vì Nhạc; không ai bắt buộc – cả cải dạ dày – tôi phải sáng tác, nếu tôi không muốn. Vô tình điệu nhạc lời ca hợp với bạn trẻ và được các bạn ấy hoan nghinh đó thôi.

– Hẳn anh bước vào ngành Nhạc hồi còn trẻ?

Lúc tôi được mười một tuổi. Nhờ ông già tôi khá sành cổ nhạc. Người chỉ dạy cho tôi trong bước đầu, và thấy tôi có chút khiếu riêng, người mướn hẳn một ông thầy đờn để dạy tôi về cổ nhạc. Thời thóc cao gạo kém, mà người dám bò ra ba chục bạc mỗi tháng để tôi học đờn, thì anh cũng rõ thân phụ tôi muốn tôi trở thành một nhạc sĩ như thể nào.

– Có điều bác muốn anh phụng sự cổ nhạc, mà nay anh lại “bắt bổ” Tân nhạc! Tại sao có sự ngược đời này, anh?

Do một bản Tân nhạc, thấu vảo dĩa. Bản”Nhớ mẹ”, mà tôi tiếc vì lâu ngày, tôi quên tên tác giả. Anh cũng biết dạo ấy, dĩa thâu toàn bài bản dổ nhạc, nhất là Vọng cổ. “Nhớ mẹ” là bản Tân nhạc đầu tiên (nếu tôi nhớ không lầm) được thâu vào dĩa, thứ dĩa bự, bảy mươi tám vòng và chạy rất mau, anh còn nhớ chớ. Tôi phải rời làng lên tỉnh học, nhớ quê, nhớ mẹ vô ngần. Rồi một đêm nọ, nghe bản ấy. Tôi bị chinh phục ngay. Tôi lấy đờn ghi ta vọng cố, đờn theo, rồi từ đây…

Anh im lặng một hồi, rồi như quên tôi, anh khe khẽ hát:

…Chiều vàng trông ra khơi mờ chân mây…

Trên đây, tôi ghi lại cuộc gặp gỡ nơi nhà anh, chiều ngày thứ hai 28 tháng 10 năm 1963. Một tuần sau đó là ngày lịch sử mùng 1 tháng 11, tôi tim gặp anh để hỏi nay anh có điều gì cần nói thêm.

Tôi thấy không khí chung dễ thở, nên hưởng cái đã, chưa định làm tội tình nàng Nhạc của mình. Nhưng thấy nha Thông tin có phần dễ dãi. Cũng là những người ấy, nhưng xem chừng tinh thần có khác. Một bạn tôi vừa cho hay trước ngày mùng 1, anh đưa kiểm duyệt một bản nhạc, mà mười phần chắc là bị kiểm duyệt hết mười. Và đó là một bản nhạc kể lể tâm tình dang dở của riêng cá nhân anh, chẳng chút chi xây dựng mà ướt át khá nhiều. Anh đưa xin phép xuất bản để cho tròn với mình, với người kia. Ấy đó mà được phép phổ biến, đóng dấu ngày 7, chẳng bỏ một lời nào.

Rồi anh quay lại hỏi tôi:

Như thế, thì trước ngày mùng 1 tháng 11, tôi thấy tương lai sáng sủa một phần, thì nay tôi thấy nó sáng sủa vài phần, có được không, anh?

Nguiễn Ngu Í thực hiện, bán nguyệt san Bách Khoa 1963

Exit mobile version