ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc “Tiếng Còi Trong Sương Đêm” của nhạc sĩ Lê Trực – “Bến nước gió rét đò thưa khách sang…”

2020/11/17
0
Cảm nhận về ca khúc “Tiếng Còi Trong Sương Đêm” của nhạc sĩ Lê Trực – “Bến nước gió rét đò thưa khách sang…”

Hoàng Việt là một nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc đỏ, và những ai nghe nhạc Việt thì dù có yêu thích dòng nhạc này hay không cũng đều biết đến ca khúc Tình Ca rất nổi tiếng của ông sáng tác năm 1957:

Khi hát lên tiếng ca gửi về người yêu phương xa
Ta át tiếng gió mưa thét gào cuộn dâng phong ba

“Người yêu phương xa” trong câu hát này chính là vợ của nhạc sĩ, người mà ông phải để lại ở Sài Gòn để tập kết ra Bắc năm 1954. Có lẽ sẽ có người chưa biết rằng nhạc sĩ Hoàng Việt – tác giả của bài Tình Ca, Nhạc Rừng cũng chính là nhạc sĩ Lê Trực – tác giả ca khúc được xem là nhạc vàng là Tiếng Còi Trong Sương Đêm, được nhiều ca sĩ nổi tiếng của miền Nam hát.

Ca khúc này được nhạc sĩ Lê Trực (tên thật là Lê Chí Trực) sáng tác khoảng năm 1945 trong thời Nam Bộ Kháng Chιến, viết về tâm trạng của những người mẹ đêm đêm ôm con trông chồng đã gia nhập đoàn hùng binh lên đường chinh chιến mấy dặm sơn khê.

Đây là bài hát thật buồn, ca từ đậm chất bi tráng và lời ca trác tuyệt. Hãy nghe lại tiếng hát Thanh Thúy trước 1975 sau đây:

Xem bài khác

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và ca khúc Đồn Vắng Chiều Xuân: “nếu mai không nở anh đâu biết xuân về hay chưa…”

Cảm xúc về ca khúc “Biển Dâu” (Lê Dinh – Phương Trà) – “Tôi yêu người còn hơn yêu tôi…”


Click để nghe Thanh Thúy hát trước 1975

Bến nước gió rét đò thưa khách sang
Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng
Đêm nay không gian chìm trong giá băng
Con đò sang ngang…

Đêm về trên bến sông buồn, một vùng lau lách lung lay mờ ảo như trong sương khói, run rẩy dưới ánh trăng vàng vọt, không gian như là rơi vào một cõi u mê, buồn sầu và băng giá. Bởi vì không gian đó hoàn toàn vắng lặng, không bóng người, con đò sang ngang năm xưa vẫn chưa lần nào quay lại.

Đó là chuyến đò đã đưa người sang bến để ra vùng trận địa, xông lướt trong sương mờ, để lại sau lưng một âm vọng buồn, âm thanh của hồi còi ra trận:

Kể lúc vắng bóng người chinh chιến xưa
Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa
Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa đưa đò về xưa
Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương
Hồi còi còn vang như hòa lẫn theo người lái đò ru:

Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm
theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than
Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi…

Tiếng còi còn vang vọng, hòa lẫn với tiếng ru người lái đò để thành một âm thanh vi vu ai oán, buồn thấu tâm can của người cô phụ ở lại bên kia dòng nước, hàng đêm ôm con ủ ê nỗi lòng, hết thu sang đông vẫn hoài một nỗi đợi chờ, vàng võ và u sầu:

Con ơi lòng mẹ ủ ê thương cho chồng mấy dặm sơn khê
Khi ra đi có hứa thu nay về
Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn,
Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn

Chàng đã hứa mùa Thu nay về, và khi Thu đã đến, đếm từng chiếc là vàng rơi rụng là từng nỗi nhớ thương đau buồn, đếm cả những lạnh lùng Đông sang mà người vẫn xa biền biệt.

Tiếng còi trong sương đêm
Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn
Nghe vi vu oán than
Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng…

“Thôi khóc chi đau lòng” là lời người chinh phụ hát dỗ dành con, nhưng sao nghe bi thương như là tiếng lòng tự vỗ về mình trong một nỗi chờ mong tuyệt vọng.


Click để nghe Hoàng Oanh hát trước 1975

Bài hát có quá nhiều nỗi sầu thương, đau đớn, nên dễ hiểu vì sao vì bài hát này mà nhạc sĩ Lê Trực bị kỷ luật trong chιến khu, thậm chí bị đưa đi lao động cải tạo trong 3 tháng. Sau đó ông được tha và được trọng dụng, rồi tập kết ra Bắc, nhưng ông đã không bao giờ sử dụng bút danh Lê Trực một lần nào nữa, mà dùng cái tên mới đầy oán thương là “Hoàng Việt Hận”. Sau đó có người khuyên ông bỏ chữ Hận đi, nên chỉ còn lại là Hoàng Việt.

Ca khúc nổi tiếng nhất trong cuộc đời ông là Tình Ca sáng tác năm 1957 cũng bị nhận xét là ủy mị, đau thương, nên bị cấm hát ngay khi vừa được viết ra trên xứ Bắc. Chỉ đến khi ông qua đời năm 1967, nghệ sĩ Quốc Hương hát lại bài hát và phát trên đài phát thanh, thì Tình Ca mới được nhìn nhận trở lại, tiếc thay rằng nhạc sĩ Hoàng Việt đã không được tận mắt nhìn thấy đứa con tinh thần của mình được công chúng yêu thích. Bài hát đó là tình cảm nồng nàn của ông dành cho người vợ miền Nam xa xôi cách trở.

Tương tự là Tiếng Còi Trong Sương Đêm cũng vậy. Nhạc sĩ Lê Trực – Hoàng Việt đã ngã xuống năm 1967 trên đất miền Nam sau khi quay lại đây năm 1966, cũng là nơi mà lần lượt Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Khánh Ly vẫn cất cao lời hát Tiếng Còi Trong Sương Đêm của một nhạc sĩ hoạt động ở bên kia miền chιến tuyến.


Click để nghe Khánh Ly hát trước 1975


Click để nghe Giáng Thu hát trước 1975

Thời gian trôi qua, những lằn ranh về chính kiến, lý tưởng sẽ bị xóa nhòa trong nghệ thuật, những giá trị đích thực sẽ được nhìn nhận, những bài hát bất hủ sẽ còn mãi với thời gian.

Bên dưới đây là tờ nhạc của bài hát Tiếng Còi Trong Sương Đêm được An Phú xuất bản năm 1954, với hình bìa là ca sĩ Ngọc Hà, là người thường xuyên hát ca khúc này trên đài phát thanh Pháp Á. Theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Ngọc Hà cũng là người tình của nhạc sĩ Lê Trực vào thập niên 1940, trước khi ông gặp và cưới người vợ Ngọc Hạnh năm 1950.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin4

Xem bài khác

Trường Vũ bất ngờ kết hôn lần 2 ở Bến Tre
Bài viết

Trường Vũ bất ngờ kết hôn lần 2 ở Bến Tre

Ngày 22/8/2024, khi ở tuổi 61, Trường Vũ - ca sĩ nổi tiếng với các ca khúc "Thân phận nghèo",...

by admin
August 26, 2024
Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam

Giai điệu Bolero, với xuất xứ từ các thể loại nhạc như Rumba, Habanera, Valse và Tango, đã du nhập...

by admin
June 6, 2024
Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?

Việc tặng bông trong các buổi đờn ca tài tử đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ gần...

by admin
June 6, 2024
Ký Ức về Thương xá Sài Gòn xưa, nay đều đã thành dĩ vãng: TAX, Eden, Crystal Palace
Saigon xưa

Ký Ức về Thương xá Sài Gòn xưa, nay đều đã thành dĩ vãng: TAX, Eden, Crystal Palace

Trong bài hát "Chiều Trên Phá Tam Giang" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có câu: "Giờ này Thương Xá...

by admin
June 4, 2024
Renault 4CV – Huyền thoại xe taxi một thời Sài Gòn xưa
Saigon xưa

Renault 4CV – Huyền thoại xe taxi một thời Sài Gòn xưa

Trong những thập niên 1950, 1960 và 1970, hình ảnh những chiếc taxi hai màu xanh - trắng (hoặc vàng...

by admin
June 3, 2024
Lịch sử thành Cộng Hòa, từ thành Gia Định trở thành khu Đại học nổi tiếng Sài Gòn
Saigon xưa

Lịch sử thành Cộng Hòa, từ thành Gia Định trở thành khu Đại học nổi tiếng Sài Gòn

Những ai từng học ở trường Đại học Văn Khoa xưa, nay là trường Đại học Khoa học Xã hội...

by admin
June 3, 2024

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.