ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Hẹn Hò” của nhạc sĩ Phạm Duy – Câu chuyện tình buồn giữa một mùa Ngâu

2019/08/07
0
Ca khúc “Hẹn Hò” của nhạc sĩ Phạm Duy – Câu chuyện tình buồn giữa một mùa Ngâu

Ca khúc “Hẹn Hò” của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác đầu thập niên 1950, khi tác giả mới vừa đến tuổi tam thập nhi lập sau thời gian của bước đường kiêu bạt ca nhân lãng tử giang hồ.

Trong Hồi ký, ông viết ngắn gọn về ca khúc này: “Bài Hẹn Hò được xây dựng trên giai điệu ngũ cung, kể lể một câu chuyện tình thảm thiết, giống như chuyện Ngưu Lang Chức Nữ”.


Click để nghe Thái Thanh hát Hẹn Hò

Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu
Một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương nào
Trời thì mưa rơi mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
Người thì hẹn nhau sang sông mong cho chóng tạnh mùa Ngâu

Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu
hẹn hò tàn thu sang xuân bên nhau biết thuở ban đầu
dù tình không nguôi đôi ta xin cho hứa vui về sau
trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi cách biệt dài lâu…

Xem bài khác

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và ca khúc Đồn Vắng Chiều Xuân: “nếu mai không nở anh đâu biết xuân về hay chưa…”

Cảm xúc về ca khúc “Biển Dâu” (Lê Dinh – Phương Trà) – “Tôi yêu người còn hơn yêu tôi…”

Nước vẫn trôi mau mắt vẫn hoen sầu
đành để hồn theo nước trôi không màu
Số kiếp hay sao? không cho bắc cầu
thì xin sông nước sẽ cho gần nhau.

Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu
Cuộc tình thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu?
Hẹn hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau…

Vì là một bài ca viết cho mối tình buồn như chuyện tình chàng Ngưu nàng Chức nên lời ca và giai điệu đều buồn thảm. Buồn mà không ai oán sướt mướt, vẫn âm trầm lóe sáng lên niềm tin bất diệt của tình yêu mai sau.

Một chuyện tình của hai người yêu nhau mà không được gần nhau, người ở giang đầu kẻ cuối sông. Những giọt mưa ngâu không ngưng suối tuôn trên đời và trên vai của đôi tình nhân xa cách, những giọt âm điệu rơi vào tâm khảm của người thưởng thức thương cảm khôn nguôi:

Một người ngồi bên kia sông im nghe nước chẩy về đâu
Một người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chẩy phương nào
Trời thì mưa rơi mưa rơi không ngưng suối tuôn niềm đau
Người thì hẹn nhau sang sông mong cho chóng tạnh mùa Ngâu.

Người xưa họ chung tình với nhau lắm, khi đã hẹn hò rồi thì mặc cho vật đổi sao dời, sông bồi núi lở, vẫn tâm niệm mãi mãi là của nhau. Nhưng thê thiết thay họ đã lỡ yêu nhau trong cách biệt biết bao giờ mới gặp gỡ, trong suốt mùa mưa Ngâu biết bao giờ cho tạnh. Mỗi năm Ngưu Lang Chức Nữ còn đợi được một ngày trong tháng 7 nhờ đàn chim Ô Thước bắc cầu qua dải Ngân Hà để gặp nhau, còn “đôi bên yêu nhau cách một biển sâu” thì biết lấy cây cầu nào để vượt nghìn trùng ngăn cách?

Nhạc sĩ Phạm Duy, cây cổ thụ âm nhạc Việt Nam hơn ai hết đã chuyển tải câu chuyện tình đầy nước mắt của nhân gian vào thành những giai điệu bất hủ cho đời:

Cuộc đời làm cho đôi bên yêu nhau cách một biển sâu
Hẹn hò tàn Thu sang Xuân bên nhau biết thuở ban đầu
Dù tình không nguôi, đôi ta xin cho hứa vui về sau
Trời còn làm cho mưa rơi mưa rơi cách biệt dài lâu.

Mắt hoen màu sầu và nước trôi không màu… Màu nước trở thành màu hư vô trước dòng số kiếp bẽ bàng, và màu nước cũng sẽ trở thành màu thiên thu khi phận số đẩy thân xác cũng như linh hồn của nhau về nơi bến bờ có tình yêu đương vĩnh quyết miên trường. Cung bậc như thả trôi buông xuôi theo dòng nước bỗng nhiên cao vút lên ai oán cho duyên kiếp không bắc cầu để được gần nhau:

Nước vẫn trôi mau!
Mắt vẫn hoen mầu
Ðành để hồn theo nước trôi không mầu

Số kiếp hay sao?
Không cho bắc cầu
Thì xin sông nước sẽ cho gần nhau…

Có phải là ông Trời cũng cảm thương nên:

”Mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu”?

“Cuộc tình thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu…”

Trôi về đâu? Có phải chăng nơi bến bờ Thiên Thu kia sẽ là nơi chốn để hẹn hò vĩnh hằng, nơi không còn nỗi sầu ly biệt của cuộc đời :

Một người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau
Một người chìm sâu trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu
Cuộc tình thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu
Hẹn hò gặp nhau Thiên Thu cho phong phú đời người sau.

Không hẹn nhau được ở kiếp sống này, đôi tình nhân hy vọng kiếp ba sinh sẽ gặp được nhau, nên một người đã buông theo dòng nước, một người cũng chìm sâu theo. Hoàn cảnh của cuộc ly biệt đó cũng thật bi thiết: Trên trời kia, vợ chồng Ngâu đang khóc vì vừa gặp đã phải xa nhau. Ở dưới trần kia, cuộc tình thương đau cũng đang trôi theo dòng nước xuôi.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã huyền thoại buổi chia tay của họ bằng câu hát: “Mưa Ngâu bỗng ngừng ngang đầu”. Mọi thứ kết thúc như một cuốn phim quay chậm. Thời gian như ngưng đọng trong khoảnh khắc, rồi lặng yên đưa tiễn họ khỏi kiếp sống này.

Có ý kiến cho rằng nội dung bài hát này mang đầy ý nghĩa tiêu cực. Đáng ra đôi tình nhân phải đấu tranh để giành lấy một kết cuộc tốt hơn cho đời mình, cho cuộc tình, hơn là chịu buông xuôi. Tuy nhiên, có những hoàn cảnh không định trước và con người không thể làm gì khác ngoài việc xuôi theo vận mệnh. Có những mối tình mà kết thúc của nó là cái chết nhưng đã trở thành bất tử và được người đời ca tụng. (Có thể kể đến Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài ở phương Đông, hoặc Romeo và Juliette ở phương Tây). Vì lý do này mà ở kết thúc bài hát, tác giả viết rằng: “Hẹn hò gặp nhau Thiên Thu cho phong phú đời người sau…”

Một người mến mộ nhạc Phạm Duy, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm (tác giả Tháng 6 Trời Mưa) đã có nhận xét về bài nhạc này: “Theo nhận xét của riêng tôi, tựa đề của bài hát này không phác họa được đầy đủ những điểm nhấn để diễn giải cho nội dung của bài hát, nên có thể nhiều thính giả sẽ khó thấy được tính chất thê thiết và bi thương từ nhạc phẩm tuyệt vời này”.

Còn theo tôi thì nhạc sĩ Phạm Duy đã tuyệt hay tuyệt sâu khi chọn đặt cái tiêu đề là Hẹn Hò cho ca khúc này đã càng tạo nên tính chất bi thiết thêm cho nội dung của của bài là: Hẹn hò, gặp nhau nơi Thiên Thu để Thiên Thu được gặp nhau!

Tôi viết bài này trong một chiều ngày thất tịch, ngày 7/7 âm lịch, ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Một ngày sụt sùi mưa gió, chợt nhớ đến cũng những chiều mưa như thế trong những ngày năm xưa đói cơm thiếu áo nhưng không thiếu cảm quan lãng mạn yêu đời, tôi đã hát bài ca này dưới mái tranh nghèo để ru con. Hát khi nhớ đến thời trai trẻ, những ca khúc đã đi vào tâm cảm của mình, như những đám mây trời của thiên thanh màu nhiệm đã bay ngang tôi, đâm toạc vào tâm hồn thanh niên, có mảng xám tả tơi rơi xuống và có mảng hồng rực rỡ bay lên…

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
Share5188TweetPin

Xem bài khác

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy
Bàn Tròn Âm Nhạc

Mùa Xuân trong ca từ của Phạm Duy

Phạm Duy viết về mùa Xuân rất nhiều. Ở đây, tôi xin nêu một vài cảm nhận về mùa Xuân...

by admin
January 30, 2024
Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”

Trong số những ca khúc viết thời đi kháng chiến của nhạc sĩ Phạm Duy, hầu hết là những ca...

by admin
August 27, 2023
Ca khúc Đêm Xuân (Dạ Khúc) và chuyện tình Phạm Duy – Thái Hằng
Xuất xứ bài hát

Ca khúc Đêm Xuân (Dạ Khúc) và chuyện tình Phạm Duy – Thái Hằng

Những ca khúc tân nhạc viết về Mùa Xuân được sáng tác vào đầu những năm 1950 vốn không phải...

by admin
August 14, 2023
Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm

Trong tân nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Phạm Duy có thể không phải là người tài năng nhất, không phải...

by admin
August 7, 2023
Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao
Bàn Tròn Âm Nhạc

Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao

Sau đây là bài viết của cố danh ca Quỳnh Giao nói về Đường Chiều Lá Rụng, một ca khúc...

by admin
August 1, 2023
Tình bạn gần 70 năm của Phạm Duy & Trần Văn Khê – Hai cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tình bạn gần 70 năm của Phạm Duy & Trần Văn Khê – Hai cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam

Sau khi vào tới miền Nam, hát xong tại Sài Gòn, gánh hát Đức Huy khởi sự xuống Lục tỉnh....

by admin
June 23, 2023

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.