Mời các bạn xem lại bộ ảnh của Donald Pickett, một cố vấn quân sự Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1963-1964, mang quân hàm đại úy.
Ông có mặt ở Sài Gòn trong 1 năm, từ tháng 3 năm 1963 tới tháng 3 năm 1964. Đó là thời điểm mang tính bước ngoặt của chính trường miền Nam, sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm sau đảo chánh đầu tháng 11 năm 1963, dẫn tới thời kỳ chính quyền quân sự từ năm 1964 với sự lãnh đạo của các tướng lãnh. Rất nhiều sự kiện đã xảy ra ở Sài Gòn trong thời gian những tấm hình này được chụp.
Đường Tôn Thất Thiệp, đối diện mặt hông bên phải Tòa Hòa Giải
Chợ Bến Thành, lúc này người Sài Gòn quen gọi là chợ Sài Gòn
Từ bùng binh chợ Sài Gòn nhìn về phía đại lộ Lê Lợi
Bên trong bùng binh chợ Sài Gòn nhìn về đầu đại lộ Trần Hưng Đạo
Thành Cộng Hòa (nơi trú đóng của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống) tan hoang sau đảo chánh. Thời gian sau đó dãy nhà này được xẻ làm đổi để nối liền đường Đinh Tiên Hoàng và đường Cường Để (nay là đường Tôn Đức Thắng), trở thành cơ sở trường Đại học
Trụ sở hãng xăng dầu Shell nằm trên đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) góc Cường Để, đối diện thành Cộng Hòa cũ
Đại lộ Thống Nhứt nhìn về phía Dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, lúc này vẫn chưa xây xong (khánh thành năm 1967)
Tòa Đại sứ Anh ở góc đường Thống Nhứt-Mạc Đỉnh Chi. Tòa nhà này do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế, nay vẫn còn
Tháp chùa Xá Lợi
Hương đạo sinh trong chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi
Tầng thượng của cư xá sĩ quan REX (nay là REX Hotel)
Quán cafe sân thượng của tòa nhà REX
Từ trên REX nhìn qua bên thương xá EDEN
Tượng đài Hai bà Trưng ở công trường Mê Linh. Tượng này bị kéo đổ tháng 11 năm 1963, tới 1967 xây tượng đài Hưng Đạo Vương
Một số hình ảnh trước Thảo Cầm Viên:
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước Thảo Cầm Viên
Đền Hùng Vương bên trong Thảo Cầm Viên, vốn là Đền Kỷ Niệm chiến sĩ thời Pháp
Đền thờ Hùng Vương
Con voi của vua Thái Lan tặng cho Sài Gòn năm 1930, nằm bện cạnh Đền Hùng Vương
Viện Bảo Tàng bên trong Thảo Cầm Viên. Thời Pháp, đây là bảo tàng Blanchard de la Brosse thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ
Ngày nay, đây là Bảo tàng lịch sử
Đầu đại lộ Hàm Nghi, bên trái là Sở Hỏa Xa
Đại lộ Lê Lợi, gần góc đường Công Lý, Nguyễn Trung Trực
Đường Tự Do
BAR La Bohème trên đường Tự Do
Đường Tự Do gần đường Nguyễn Thiếp (Nguyễn Thiệp)
Trước khách sạn Caravelle
Bưu điện trung tâm Sài Gòn
Từ đường Hàn Thuyên nhìn ra bên hông Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà
Từ sân thượng REX nhìn xuống tòa nhà đối diện
Bùng binh Bồn Kèn nhìn từ trên REX
Từ trên REX nhìn xuống đại lộ Nguyễn Huệ, bên phải là thương xá TAX
Từ công trường Lam Sơn nhìn ra đại lộ Nguyễn Huệ, bên phải là thương xá TAX
Đại lộ Nguyễn Huệ
Bùng binh Bồn Kèn trước Tòa Đô Chánh
Bùng binh Bồn Kèn nhìn về phía trụ sở Quốc Hội. Sang năm 1964, tòa nhà này không còn là trụ sở quốc hội, mà được treo biển là Nhà Văn Hóa, trước khi trở thành trụ sở Hạ Nghị Viện giai đoạn 1967-1975
Ngã 6 Dân Chủ nhìn về phía đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng)
Ngã 6 Dân Chủ phía đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3/2)
Đường Trần Quốc Toản, trước Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (nay là đường 3 Tháng 2).
Phi trường Tân Sơn Nhứt
Phi cơ quân sự Mỹ tại phi trường
Bên trong Lăng Ông ngày đầu xuân
Người Sài Gòn từ vài trăm năm qua, không chỉ có thói quen đi lễ chùa đầu năm, mà còn có địa điểm quen thuộc khác là Lăng Ông (lăng tả quân Lê Văn Duyệt) ở Bà Chiểu thường tấp nập người đi lễ, vì nơi này được biết đến như là chốn rất linh thiêng.
Công viên Bến Bạch Đằng, trước Majestic Hotel
Đường Bến Bạch Đằng bên sông Sài Gòn
Giấc ngủ trưa của bác tài xích lô trước trụ sở Tổng Nha Quan Thuế góc Bến Bạch Đằng – Nguyễn Huệ.
Một số hình ảnh ở Chợ Lớn:
Đại lộ Đồng Khánh (nay là Trần Hưng Đạo B) ở Chợ Lớn. Nhà cao giữa hình là tại góc ngã ba Phan Phú Tiên – Đồng Khánh.
Đường Hồng Bàng phía trước chợ An Đông
Đường Hồng Bàng phía trước chợ An Đông
NORTH POLE BOQ, số 48 đường Hồng Bàng (góc Hồng Bàng-Nguyễn Duy Dương). Đi về bên phải khoảng 50m là tới phía trước Chợ An Đông
Chợ An Đông ở Chợ Lớn
Đại lộ Khổng Tử ở Chợ Lớn, nay là Hải Thượng Lãn Ông
Nhà thờ Thánh nữ Jeanne d’Arc trên đường Hùng Vương (Chợ Lớn)
Xe lân ở Chợ Lớn, đầu năm 1964
Bến xe Petrus Ký, nay là đường Lê Hồng Phong
Đam tang trên đường Hồng Bàng
Múa lân đầu năm 1964 trước một cư xá sĩ quan Mỹ đường Yết Kiêu
Ảnh: manhhai flickr