Bộ ảnh gợi nhớ về ký ức Ô Cấp (Vũng Tàu) xưa cách đây hơn 60 năm

Qua bộ ảnh của Vũng Tàu xưa này, các bạn sẽ gặp lại những con đường xưa quen thuộc và nhiều nơi mà ngày nay chắc không còn nữa, đó là chùa Thích Ca Phật Đài, tượng Chúa Kitô Vua, Bạch Dinh, Núi Nhỏ, Núi Lớn, Ngũ ban Thiên Hậu Miếu… của hơn 60 năm trước.

Nếu bạn là người yêu thích nhạc xưa, hãy theo dõi kênh YouTube này để nghe đọc các bài cảm nhận về âm nhạc (phân tích ý nghĩa, hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử ca nhạc sĩ): LINK YOUTUBE  < Click

Biển Vũng Tàu đầu thập niên 1970

Ngày xưa dân Sài Gòn và miền Nam hay gọi là Ô Cấp, sau này mới có từ Vũng Tàu. Cách đây 60 năm Vũng Tàu đã có rất nhiều bãi biển đẹp và xanh mát như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dứa (Hương Phong), bãi Dâu (Phương Thảo) cùng bãi tắm Long Hải.

Đường quanh Núi Nhỏ – Vũng Tàu

Đây là nơi người ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lẫn lúc hoàng hôn, còn ngày nay thì nhà cửa san sát nhau, chưa kể nhà cao tầng khách sạn hay khu du lịch mọc lên nên không còn như xưa nữa.

Bãi Sau Vũng Tàu 1970-71 – Photo by Barry Connors

Vì sao gọi là Ô Cấp?

Ngày nay, tên gọi Ô Cấp vẫn được người ta biết đến khi là tên gọi của quán cafe hướng biển nổi tiếng ở Vũng Tàu mà du khách nào cũng đã từng ghé chân. Ngày xưa, Ô Cấp là tên gọi của Vũng tàu. Vì sao có tên gọi này?

Toàn khu vực này trước kia là vùng đất bãi lầy, nơi thuyền buôn của người ngoại quốc thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Năm xưa các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Jacques đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (do mũi đất mang tên thánh Jacques). Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: Au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là “mũi Nghinh Phong”.

Mũi Nghênh Phong thập niên 1960

Hải đăng Vũng Tàu cao 18m, xây dựng năm 1911 trên đỉnh Núi Nhỏ

Vũng Tàu thời Pháp thuộc

Tranh vẽ Cap Saint Jacques năm 1903

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Vũng Tàu được củng cố và phát triển để đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch và nghỉ mát. Ngoài nghề đánh bắt, chế biến hải sản và trồng trọt nương rẫy truyền thống, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, cửa hàng cửa hiệu, cơ sở dịch vụ, phục vụ cho việc ăn chơi, giải trí của các cố vấn Mỹ và các quan chức được khẩn trương hoàn thiện, khiến cho bộ mặt thành phố ngày một hoa lệ.

Bãi Sau Vũng Tàu năm 1968, mũi Nghênh Phong

Vũng Tàu thời bấy giờ còn là nơi có nhiều trại lính của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ và quân đồng minh đồn trú. Trong giai đoạn 1964 – 1972, quân đội Hoàng gia Úc đã huy động tổng cộng 61.000 quân Hải, Lục, Không quân đến phục vụ tại Vũng Tàu. Phi trường Vũng Tàu trở thành một sân bay quân sự quan trọng tại Nam phần.

Đường vòng quanh Núi Nhỏ năm 1967

Trong hình này là Bạch Dinh (tên tiếng Pháp: Villa Blanche), là dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng thống VNCH. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916.

Bạch Dinh Vũng Tàu

Ngư dân ở Bãi Trước năm 1970. Phía xa là Bạch Dinh

Biển Vũng Tàu 1971

Toàn cảnh Bãi Sau Vũng Tàu

Bãi Trước

Thả diều ở Bãi Trước

Bãi Sau Vũng Tàu

tàu mắc cạn ở Vũng Tàu

Vũng Tàu 1968

Bãi Trước năm 1970

Vũng Tàu 1967

Giàn radar trên Núi Lớn Vũng Tàu 1972

nhacxua.vn tổng hợp và biên soạn

Exit mobile version