Bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn năm 25 tuổi (1963) – Tiết lộ lý do ông trở thành “nhạc sĩ của lứa tuổi học trò”

Dưới đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ Thanh Sơn được thực hiện vào ngày 6/11/1963. Đó là thời điểm nền Đệ nhất cộng hòa vừa kết thúc, cả miền Nam bước vào một giai đoạn mới, trong đó lĩnh vực âm nhạc có nhiều biến chuyển tích cực, việc kiểm duyệt âm nhạc không còn gắt gao, mở đường cho hàng loạt  ca khúc nhạc vàng được sáng tác và xuất bản ồ ạt, trong đó có rất nhiều ca khúc được xem là bất tử vì vẫn được yêu thích cho tới nay. Cùng tìm hiểu về giai đoạn này qua lời tâm tình của nhạc sĩ Thanh Sơn khi ông mới 25 tuổi. Qua bài phỏng vấn này, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ thú vị khi biết lý do ông sáng tác nhiều ca khúc về học trò đến như vậy…

Chúng tôi có cái mong chung này, xét chẳng có gì là quá đáng, mà sao tôi thấy nó khó thực hiện. Đó là sự đoàn kết giữa anh em trong giới. Làm sao có một đoàn thể để giúp đỡ nhau trong kiếp sống cũng như trong nghệ thuật. Sự đoàn kết rất cần thiết ấy, không biết bao giờ mới thấy! Cho nên sự chia rẽ trong giới càng ngày càng trầm trọng: người ta chia rẽ từng bè, từng phái, từng nhóm, đóng cửa chơi riêng, mà nói xấu nhau, dèm pha nhau, làm cho lớp trẻ không được nâng đỡ như lòng mừng muốn, do đó mất phần khởi một phần lớn trên đường tiến thủ…

Chúng tôi vừa bắt đầu cầu chuyện, thì hai nhạc sĩ trẻ đến nhờ anh kẻ gấp mấy bản nhạc để đưa đi kiểm duyệt. Anh xin lỗi tôi để tiếp khách mới, rồi sau đó, anh mỉm cười, phân trần:

Lúc một thần một mình, thì sao cũng được, nhưng nay một vợ hai con, thì phải thêm nghề phụ này mới đủ sống.

– Thế “khách hàng” có nhiều không?

Nụ cười nhỏ nhẹ lại nở trên gương mặt hiền lành của anh:

Cũng khá. Nhờ anh em trong giới thương tình, lại cũng nhờ tôi có chút hoa tay và cũng rành… về nhạc, nên công việc có làm hoài.

Thấy tôi nhìn quanh gian phòng hẹp, anh đoán được ý tôi:

Tôi chỉ trình bày bản nhạc, kẻ các dòng, các nốt đờn, đánh máy lời ca trên giấy sắp, còn việc quay ra nhiều bản, thì tôi nhờ một tiệm in roneo quen. Như thế tiện lợi hơn là sắm một cái máy để ở nhà.

Tôi nhìn lên vách, thấy bằng ca sĩ hạng nhất của anh trong một cuộc tuyển lựa tài tử năm 1960. Anh nhìn theo tôi, rồi vui vẻ nói:

Cái bằng ấy mở đường cho tôi vào ngành đờn ca… chuyên nghiệp đó anh.

– Thế anh học đờn học ca trước “ngày lịch sử” ấy lâu không?

Tôi được trúng tuyển năm hai mươi hai tuổi, nhưng tôi học nhạc từ năm mười hai tuổi. Tôi học ba năm với một người bà con xa; anh này đã tận tình dạy tôi lúc tôi còn ở quê nhà. Sau này tôi lên Sài Gòn sống, học hỏi thêm, rồi mãi đến năm 1956, tức là năm tôi được mười tám tuổi, tôi mới sáng tác. Nhưng ba năm sau, năm 1959, tôi mới có sáng tác đầu tiên in ra.

– Anh còn nhớ đó là bản gì không?

Làm sao quên được đứa con tinh thần đầu lòng của mình, anh. Huống hồ tên nó gồm có hai chữ: Đôi mươi.

– Năm hai mươi mốt tuổi, cho ra đời tác phẩm Đôi Mươi! Thật là không hẹn mà nên! Nội dung, chắc là…

Chẳng có gì đáng kể lắm. Tuổi thơ mộng hai mươi, trai hay gái gì cũng chung một bịnh: tưởng đâu những cái phù du ấy sẽ trở thành những cải vĩnh-viễn. Lãng mạn đầu mùa! thành có đôi cái hay hay… Tên các bài hát đầu tay, tưởng đã nói với anh nhiều về cái hướng sáng tác của tổi. Đôi mươi, Người ấy là ai, Chiều nhớ nhung, Một mối sầu, Người nỡ thế sao?

– Và chính những bản nhạc nói về những tình cảm chân thật của lớp tuổi hai mươi, mà anh được bạn trẻ hoan-nghinh.

Nhưng tiếc thay, tôi đã gặp không ít trở ngại trong việc phổ biến các tác-phẩm anh vừa kể. Do “bà” kiểm duyệt gây nên. Mình, muốn thành thật với chính mình, thành nghĩ sao cứ viết nấy, thấy sao nói vậy, nhưng vì quá chân thành, nên hóa ra ướt át, điều này làm các nhân viên kiểm duyệt không mấy hài lòng. Phải bỏ chữ này, phải đổi lời ca kia. Người ta sợ lời ca mình sẽ làm mềm lòng người chiến sĩ, nên bắt khoan bắt nhặt đủ điều, ý tình mình muốn diễn bỗng trở nên khác. Thà là quẳng bút đập đờn đi còn hơn. Đó là ý nghĩ chẳng phải riêng gì của tôi, mà còn có thể nói là của hầu hết anh em trong giới. Nhưng rồi vì cái nghiệp phải theo cho đến cùng, hoặc vì cuộc sống bắt buộc, mà đành ép nghệ thuật chui vô vài cái khuôn chật chội mình chẳng mấy ưa.

Người nghệ sĩ mới hai mươi lăm tuổi này, tướng mạo hiền lành, dáng điệu ôn hòa và sống đời ngăn nắp ấy, bỗng trở nên nồng say một cách chẳng ai ngờ. Dường như nỗi bất bình chồng chất từ lâu nay được người châm ngòi mà bùng nổ. Tôi bèn nửa đùa nửa thật hỏi người đối diện:

– Anh nói “hầu hết anh em trong giới” đều bực bội vì mất tự do sáng tác đến đỗi muốn giải nghệ. Phần anh, có phải vì đã tìm được một con đường nào khác dễ chịu hơn, mà anh vẫn còn “giao du thân mật” với nàng Âm nhạc?

Cám ơn anh đã hỏi câu chí tình ấy. Con đường tôi chọn ây là con đường “học trò” vậy. Anh để ý thì thấy ba năm về sau này, tôi có “thai nghén” và “cho ra đời” mấy đứa con mang tên là: “Tình học sinh, Lá thư học sinh, Lưu bút ngày xanh”. Khai thác cái thế giới trong trẻo, hồn nhiên này, mình tương đổi được tự do hơn, khỏi có những cái cố ép, gắng gượng hoặc giả tạo ít nhiều.

– Nhưng mà anh có thấy thích thú trong con đường rẽ này không?

Gương mặt anh sáng lên:

Đời học sinh, ai mà chẳng luyến tiếc, anh. Nhất là khi mình ra đời, gặp lắm cảnh chẳng vui gì. Sống lại cái thiếu thời ăn chưa no lo chưa tới ẩy, tôi vui sướng như người bộ hành đi dưới nắng trưa, ghé lại quán bên đường uống miếng nước ngon, hưởng cơn gió mát.

– Đó là thời chế độ cũ, cái gì cũng bế tắc, chẳng riêng về ngành Tân nhạc. Nhưng nay, thời mới, chắc anh cũng bớt thấy những điều trái tai gai mất, bớt gặp trở ngại, mà hăng hải sáng tác chớ?

Anh nhìn lên tấm lịch treo:

Mới được năm ngày [kể từ ngày 1/11/1963], thì tôi chỉ biết nói với anh rằng tôi thấy lòng phấn khởi như trút được một gánh nặng. Chớ tôi chưa được biết mình còn có phải đụng đầu với những chướng ngại vật cũ chăng, những chướng ngại vật mà các anh Minh-Kỳ, Lê-Dinh hẳn đã trình bày cặn kẽ với anh rồi [đọc lại các bài phỏng vấn trước tại link: Minh Kỳ, Lê Dinh]. Hi vọng thì hi vọng, nhưng đợi chờ thì cứ phải đợi chờ, có phải thế không anh?

Tôi không biết đáp sao, đành cười trừ vậy.

– Nãy giờ, chúng ta chỉ nói “chuyện xưa tích cũ”, bây giờ, xin hỏi nguyện vọng hoặc đòi hỏi của anh, từ ngày tiếng súng Cách mạng đem xuống mồ một chế độ không lợi gì cho dân, cho nghệ thuật.

Anh chậm rãi trả lời:

Đòi hỏi, thì tôi không có. Lúc này, là thời của Quân sự, của Chánh trị. Cho nên con người Văn nghệ trong tôi chỉ có ước mong thôi. Một ước mong cho cá nhân tôi là cuộc sống sẽ để cho tôi dư ít thời giờ và sẽ… cho tôi đủ phương tiện để theo học cổ nhạc ở trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ.

– Hẳn là anh nhận thấy “vô Cổ bất thành… Tân”?

Anh cười.

Không biết Cổ nhạc, thì người phụng sự Tân nhạc cũng… thành nhạc sĩ tiếng tăm. Nhưng có biết nhạc cổ truyền, thì cảm hứng sẽ phong phú hơn và tác phẩm sẽ dễ được đồng bào thưởng thức hơn.

– Tôi thấy cái ước cho cá nhân anh, nếu chỉ có thế cũng chẳng phải là cái ước lên cung Trăng của người thế kỉ trước. Vậy còn anh có cái mong gì chung cho giới Tân nhạc chăng?

Anh thở dài:

Cái mong chung này, xét chẳng có gì là quá đáng, mà sao tôi thấy nó quá khó thực hiện. Đó là sự đoàn kết giữa anh em trong giới. Làm sao có một đoàn thể để giúp đỡ nhau trong kiếp sống cũng như trong nghệ thuật. Trước đây, các anh Phạm-Duy, Nguyễn-Hiền, Lê Mộng Bảo hô hào và vận động lập hội “Liên hiệp Nghệ-sĩ”, tôi đặt tất cả hi vọng vào, nhưng rồi việc không thành; sự đoàn kết rất cần thiết ấy, không biết bao giờ mới thấy! Cho nên sự chia rẽ trong giới càng ngày càng trầm trọng: người ta chia ra từng bè, từng phái, từng nhóm, đóng cửa chơi riêng, và nói xấu nhau, dèm pha nhau. Bởi vậy lớp trẻ không được nâng đỡ như lòng họ mong muốn và do đó mất phấn khởi một phần lớn trên đường tiến thủ; đó là chẳng kể một số nửa đường bỏ cuộc vì thấy những đàn anh có chỗ ngồi vững chấc trong giới muốn chặn đứng bước tiến của đàn em có ít nhiều triển vọng. Gặp được đôi người đi trước sẵn sàng tìm hiểu, chỉ vẽ và đỡ nâng như các anh Minh Kỳ, Lê Dinh là điều có thể nói là hiếm có.

Tôi bỏi anh nghĩ thế nào và các nhạc phẩm thời tiền chiến. Anh trả lời ngay, không nghĩ ngợi:

Nhạc phẩm sau này, ra đời nhiều thật là nhiều, nhưng “sống ở đời”, tôi chắc là chẳng còn lại được bao nhiêu.
Một bản nhạc được “nhiệt liệt hoan nghinh”, sáu tháng sau, bị chìm vào bóng tối. Còn nhạc phẩm tiền chiến, không có bao nhiêu, mà đến nay vẫn còn nhiều người thích. Thích vì kỉ niệm một thời, mà cũng thích vì chân giá trị của nó.

Những bản như Hồn tử sĩ của Lưu-Hữu-Phước, Hòn vọng phu của Lê Thương, Giọt mưa thu của Đặng-Thế-Phong, Đàn chim Việt của Văn Cao, Chùa Hương của Hoàng-Quí…, thỉnh thoảng nghe lại, tôi vẫn thích như lần đầu, và càng nghe càng thấy thấm thía. Phải chăng các bậc đàn anh ấy đã sáng tác với tất cả tâm hồn mình, và sáng tác vì cần cho dân tộc, cần cho ý, tình mình, chớ chẳng phải vì chút hư danh hay vì miếng cơm manh áo.

Anh thôi nói, nhìn ra con đường đất chạy trước nhà. Thấy tôi nhìn theo, anh nói:

Trước, đó là một cái lạch, phải đi xuống. Bà con trong xóm đắp lần, ngày một ít, nay thành đường cao ráo, vespa, mobylette đi ro ro, thẳng biết bao giờ anh em trong giới Tân nhạc chúng tôi đồng lòng góp sức để lắp những hố, hầm chia rẽ, nghi kị nhau?

NGUIỄN-NGU Í thực hiện, bán nguyệt san Bách Khoa 

Exit mobile version