Anh Bằng (sinh năm 1925) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 850 tình khúc để lại cho đời. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1981.
Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh năm 1925 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Năm 1935 ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn cho đến năm 1975.
Trong thời kỳ 1954 – 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như “Nỗi lòng người đi” (đanh dấu cuộc di cư vào Nam), “Nếu vắng anh” (phổ từ bài thơ “Cần thiết” của nhà thơ Nguyên Sa), “Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)”, “Người thợ săn và đàn chim nhỏ”… đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.
Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt “Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc” thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan.[1] sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN.
Năm 1975, Anh Bằng cùng gia đình di tản sang Mỹ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981 – 1990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có “Anh còn nợ em”, “Căn gác lưu đày”, “Chuyện giàn thiên lý”, “Khúc thụy du”, “Kỳ diệu”, “Mai tôi đi”…
Sau năm 1975, nhạc của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam, nhưng gần đây một số ca khúc đã được Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Ngọc… hát lại. Từ cuối năm 2010, đã có một số ca khúc của ông được chính thức cấp phép tại Việt Nam như “Người tình mùa đông”, “Anh còn nợ em”, “Tình là sợi tơ”, “Chuyện tình Lan và Điệp”…
Trung tâm Asia tại Hoa Kỳ đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như ASIA 15: Tình ca Anh Bằng (1997), ASIA 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2007), ASIA 62: Anh Bằng – Một Đời Cho Âm Nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng – Dòng nhạc lưu vong (2011).
Gia cảnh
Nhạc sĩ Anh Bằng có con gái là Thy Vân, người đã đứng ra quản lý Trung tâm Asia, sau đó chuyển giao lại nhạc sĩ Trúc Hồ. Ngoài ra những người con khác của Anh Bằng là Dân, Việt, Nam, Trần An Thanh, Trần Ngọc Sơn (tác giả ca khúc Hạnh phúc lang thang)
Anh Bằng và nhóm Lê Minh Bằng
Năm 1966, Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, ký chung tên là Lê Minh Bằng. Các hoạt động chính của nhóm bao gồm:
Mở lớp dạy nhạc có tên là “Lớp Nhạc Lê Minh Bằng” tại địa chỉ số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm) và thực hành (luyện giọng, xướng âm).
Thành lập ban nhạc “Sóng Mới”, chuyên trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn.
Cố vấn cho giám đốc hãng đĩa hát Asia là ông Nguyễn Tất Oanh trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ.
Phụ trách trong việc tổ chức chương trình “Tuyển Lựa Ca Sĩ” được tổ chức hàng tuần ở rạp hát Quốc Thanh, do Đài Phát thanh Sài Gòn thực hiện.
Sáng tác, xuất bản, và phổ biến nhiều ca khúc mới dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường… Trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất có lẽ là Chuyện tình Lan và Điệp.
Danh mục tác phẩm (không tính các tác phẩm viết chung trong nhóm Lê Minh Bằng)
Tác phẩm của Anh Bằng chỉ tính viết trước 1975 là khoảng 350 bài.
- Ai bảo em là giai nhân
- Anh biết em đi chẳng trở về (thơ Thái Can)
- Anh còn nợ em
- Anh còn yêu em (thơ Phan Thành Tài)
- Anh cứ hẹn
- Anh đừng có lo (Dạ Cầm)
- Anh không lại
- Ánh trăng tan
- Áo dài quê hương
- Áo trắng
- Bài ca của đêm
- Bài thơ đan áo
- Bây giờ còn yêu
- Bẽ bàng
- Biển dâu
- Bỏ phố Đà Lạt (viết chung với Lê Văn Thiện)
- Bóng đêm (viết chung với Lê Dinh)
- Bướm trắng
- Cả nước đấu tranh
- Căn gác lưu đày
- Căn nhà ngoại ô
- Chấp nhận
- Chỉ hai đứa mình
- Chia tay hư ảo (thơ BH)
- Cho kỷ niệm mùa đông
- Chuyện giàn thiên lý (thơ Yên Thao)
- Chuyện giàn thiên lý 2 (thơ Yên Thao)
- Chuyện hoa sim (thơ Hữu Loan)
- Chuyện hoa Tigôn (thơ TTKH)
- Chuyện một đêm
- Chuyện người con gái ao sen
- Chuyện tình hoa mai (thơ Nguyễn Bính)
- Chuyện tình hoa trắng (thơ Kiên Giang)
- Chuyện tình Lan và Điệp
- Chuyện tình mùa thu
- Chuyện tình yêu
- Chuyến xe hoa buồn
- Cỗ bài tam cúc
- Cô bé môi hồng
- Có một ngày
- Cõi buồn
- Còn có bao giờ em nhớ ta
- Con đường Việt Nam
- Con Rồng cháu Tiên
- Còn yêu trọn đời
- Dĩ vãng một loài hoa
- Dù nắng có mong manh
- Đà Lạt xa nhau
- Đừng nói yêu tôi
- Đừng như công chúa (thơ Nguyễn Nhật Ánh)
- Đừng sợ hãi
- Đừng xa em (thơ BH)
- Điệp khúc thương đau
- Đường khuya
- Em mãi còn tình đầu
- Ghé lại một đêm
- Gia tài của nó
- Giấc ngủ cô đơn
- Gõ cửa
- Gọi anh mùa xuân (thơ Trần Mộng Tú)
- Gót chinh nhân
- Hai mùa mưa
- Hạnh phúc lang thang (viết chung với Trần Ngọc Sơn)
- Hẹn anh đêm nay
- Hoa học trò
- Hồi chuông xóm đạo
- Huế bây chừ
- Huynh đệ chi binh
- Kể chuyện đêm vô cùng
- Khi mình xa nhau
- Khóc mẹ đêm mưa
- Khúc ca tình sầu
- Khúc thụy du
- Kỳ diệu
- Lạy mẹ con đi
- Lẻ bóng
- Lỡ một cuộc tình số 4
- Lỡ một cuộc tình số 8
- Lời tình băng giá
- Mai tôi đi
- Mất anh đêm Giáng Sinh
- Mất nhau mùa đông
- Mình ơi em chẳng cho về
- Mộ đời
- Một ngày thật buồn (viết chung với Trúc Hồ)
- Mưa buồn
- Mưa chiều
- Nam Xương tiếng khóc đêm mưa
- Nếu hai đứa mình (viết chung với Lê Dinh)
- Nếu tôi đưa em về
- Nếu vắng anh (thơ Nguyên Sa)
- Ngoại ô buồn
- Người ở lại buồn
- Người thợ săn và đàn chim nhỏ
- Người thương binh (thơ Thái Tú Hà)
- Người tình mùa đông
- Người tình Sài Gòn
- Nhớ qua thăm em
- Nhớ Sài Gòn (viết chung với Trúc Giang)
- Như em
- Những kiếp hoa xuân
- Những tâm hồn cô đơn
- Nó
- Nỗi lòng người đi
- Nổi lửa đấu tranh
- Nửa đêm biên giới
- Nước mắt mẹ tôi
- Nước mắt một linh hồn
- Phải lên tiếng
- Qua ngõ nhà em
- Quê hương bài học đầu đời cho con
- Sài Gòn vẫn mãi trong tôi (viết chung với Trúc Hồ)
- Sài Gòn kỷ niệm
- Sao không đến (viết chung với Trần Ngọc Sơn)
- Sầu lẻ bóng
- Sầu lẻ bóng 2
- Sầu lẻ bóng 3
- Sợi tóc
- Sông sầu đôi nhánh
- Tâm hồn cô dơn
- Tâm sự của em (viết chung với Huy Cường)
- Tango dĩ vãng
- Thăm mộ mẹ (thơ Lê Duy Phương)
- Thương lính (Dạ Cầm)
- Tiếc thương (viết chung với Cao Tần)
- Tiễn người sang ngang (viết chung với Hoàng Liên)
- Tiếng ca u hoài
- Tím cả chiều hoang (thơ Hữu Loan)
- Tình đẹp xót xa
- Tình là sợi tơ
- Tình lẻ loi (viết chung với Trúc Sinh)
- Tình nồng cháy
- Tình phai
- Tình yêu như mũi tên
- Tình yêu tuyệt vời
- Tính sao (Dạ Cầm)
- Tôi vẫn cô đơn
- Trả em cay đắng mộng vàng (thơ Từ Nguyên Thạch)
- Trả lại
- Trúc đào
- Truyện Kiều
- Từ độ ánh trăng tan
- Từ thưở yêu em (thơ Phan Thành Tài)
- Tượng đá và chút suy tư
- Vẫn như lầu hoang
- Về
- Về thăm chốn xưa
- Vọng cổ ông đồ
- Xin hãy quên tôi
- Giọt Buồn Không Tên