ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và chương trình “Nhạc Chủ Đề” trên đài phát thanh Sài Gòn thập niên 1960-1970

2020/09/05
0
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và chương trình “Nhạc Chủ Đề” trên đài phát thanh Sài Gòn thập niên 1960-1970

Nguyễn Đình Toàn là một nhạc sĩ, một nhà thơ, một nhà văn, và cũng là một người đã mang đến cho khán thính giả miền Nam trước 1975 một cách nghe nhạc hoàn toàn mới lạ trên đài phát thanh Sài Gòn vào mỗi tối Thứ Năm với chương trình “Nhạc Chủ Đề”.

“Tình ca – những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau… Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại, làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta.

Em đâu ngờ anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của cái ngày sung sướng đó: Tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố… Ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh một thuở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức một mùa hè háo hức, một đêm mưa bỗng trở về, gió cuốn từng cơn nhớ… Anh bỗng nhận ra anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố”.


Click để nghe giọng đọc của Nguyễn Đình Toàn

Ðó là những lời mở đầu một chương trình Nhạc Chủ Ðề trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn. Chính Nguyễn Ðình Toàn đọc những lời giới thiệu này sau phần nhạc hiệu của chương trình, và tiếp theo là những giọng hát và những ca khúc được chọn lọc rất kỹ lưỡng để gửi đến thính giả.

Xem bài khác

Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam

Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?

Chắc hẳn với những ai đã lớn lên trong những ngày tháng cũ, tâm hồn đã từng được sưởi ấm bằng nền văn học nghệ thuật đa dạng ngày xưa, thì có lẽ đều có được cảm giác bồi hồi khi nghe lại tiếng nói trầm ấm của Nguyễn Đình Toàn, tiếng nói như chỉ đang thủ thỉ cho một người.

Ông có cách giới thiệu bản nhạc rất đặc biệt, bằng những ngôn từ chải chuốt của một nhà văn – nhà thơ, được truyền tải qua chất giọng trầm ấm, có lẽ nhờ đó mà được nhiều thính giả yêu thích. Chương trình Nhạc Chủ Đề của Nguyễn Đình Toàn cộng tác cùng với nhạc sĩ Vũ Thành An có lẽ cũng là chương trình đầu tiên trên đài phát thanh có lời dẫn nhập (người ta hay gọi là sapo – châpeau) trước khi ca sĩ bắt đầu trình bày bài hát.

Mời các bạn nghe lại băng nhạc chủ đề của Nguyễn Đình Toàn thực hiện năm 1970 ở dưới đây:


Click để nghe băng Nhạc Chủ Đề 1970: Tình Ca Việt Nam

Đây là chương trình nhạc do Nguyễn Đình Toàn chọn lọc bài hát, với ban nhạc Nhật Bằng và những giọng ca thượng thặng là Thái Thanh, Sĩ Phú, Lệ Thu, Duy Trác, Khánh Ly, cùng một giọng ca tương đối lạ là Võ Anh Tuấn. Điểm nhấn đặc biệt trong chương trình này là 2 nam danh ca nổi tiếng Sĩ Phú – Duy Trác có lần duy nhất hát song ca bài Tình Khúc Cho Em của nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Cố ca sĩ Quỳnh Giao viết về chương trình này như sau:

“Ông viết lời giới thiệu như người ta làm thơ. Văn phong ông cổ điển, khác với lời viết của Mai Thảo, hay lời nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng là một loại thơ dẫn vào nhạc. Chương trình ăn khách và tạo ra một trào lưu chính là nhờ giọng nói truyền cảm, như lời thủ thỉ của Nguyễn Ðình Toàn. Ông dẫn thính giả vào nhạc bằng câu ‘Hỡi em yêu dấu’ như chỉ nói với một người.

Qua làn sóng điện người nghe thấy lời thì thầm với riêng mình những cảm xúc do ca khúc gợi lên. Ông tạo ra một không khí tình cảm dịu dàng, điệu nghệ, để người nghe chuẩn bị đón nhận. Nhạc Chủ Ðề Nguyễn Ðình Toàn đã là nơi báo hiệu hào quang lên các ca sĩ sau này là những tên tuổi lẫy lừng như Sĩ Phú, Khánh Ly, Lệ Thu”.

Ở lĩnh vực sáng tác âm nhạc trước năm 1975, khán giả nhớ đến Nguyễn Đình Toàn nhiều nhất với 2 ca khúc của nhạc sĩ Vũ Thành An, đó là Tình Khúc Thứ Nhất và Anh Đến Thăm Em Đêm 30, đều có ca từ lấp lánh lãng mạn do Nguyễn Đình Toàn viết lời.

Sau 1975, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sáng tác nhiều hơn, mà tiêu biểu là nhiều ca khúc đã đến được với công chúng yêu nhạc qua giọng hát Khánh Ly, như là Căn Nhà Xưa, Hiên Cúc Vàng, Mai Tôi Đi, Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, Mưa Trên Cây Hoàng Lan… Thời gian này ông vẫn còn ở trong nước, và vì không tiện để tên thật nên ông lấy bút danh sáng tác những ca khúc này là Hồng Ngọc rồi gửi sang hải ngoại cho Khánh Ly hát.

Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 ở huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ông bước vào nghiệp văn rất sớm với bút hiệu là Tô Hà Vân. Năm 1954, Nguyễn Đình Toàn di cư vào Nam và trở thành biên tập viên đài phát thanh Sài Gòn. Thời gian sau này ông viết văn, thơ với tên thật là Nguyễn Đình Toàn chứ không dùng bút hiệu cũ nữa.

Sau năm 1975, Nguyễn Đình Toàn bị chính quyền mới bắt giam tổng cộng khoảng 10 năm.

Năm 1998, ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California, tại đây ông trở lại nghề viết báo cho một số tờ ở hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và phu nhân là cô Thu Hồng

Sau khi ông sang định cư ở Hoa Kỳ, những ca khúc của Nguyễn Ðình Toàn được Khánh Ly đưa vào trong 2 CD của cô mang tên Hiên Cúc Vàng (1999) và Mưa Trên Cây Hoàng Lan (2002). Ngoài ra còn có CD nhạc Nguyễn Đình Toàn mang tên Tôi Muốn Nói Với Em (2001) có sự góp giọng hát của Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Mai Hương…


Click để nghe CD Hiên Cúc Vàng

Năm 2012, nhà văn Nguyễn Đình Toàn ra mắt 2 tập sách Bông Hồng Tạ Ơn, viết về 234 tác giả và nghệ sĩ Việt Nam.

Đông Kha – nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin1

Xem bài khác

Trường Vũ bất ngờ kết hôn lần 2 ở Bến Tre
Bài viết

Trường Vũ bất ngờ kết hôn lần 2 ở Bến Tre

Ngày 22/8/2024, khi ở tuổi 61, Trường Vũ - ca sĩ nổi tiếng với các ca khúc "Thân phận nghèo",...

by admin
August 26, 2024
Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những giọng hát tiên phong của nhạc vàng bolero Việt Nam

Giai điệu Bolero, với xuất xứ từ các thể loại nhạc như Rumba, Habanera, Valse và Tango, đã du nhập...

by admin
June 6, 2024
Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tặng “bông” cho ca sĩ/tài tử có từ khi nào?

Việc tặng bông trong các buổi đờn ca tài tử đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ gần...

by admin
June 6, 2024
Ký Ức về Thương xá Sài Gòn xưa, nay đều đã thành dĩ vãng: TAX, Eden, Crystal Palace
Saigon xưa

Ký Ức về Thương xá Sài Gòn xưa, nay đều đã thành dĩ vãng: TAX, Eden, Crystal Palace

Trong bài hát "Chiều Trên Phá Tam Giang" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có câu: "Giờ này Thương Xá...

by admin
June 4, 2024
Renault 4CV – Huyền thoại xe taxi một thời Sài Gòn xưa
Saigon xưa

Renault 4CV – Huyền thoại xe taxi một thời Sài Gòn xưa

Trong những thập niên 1950, 1960 và 1970, hình ảnh những chiếc taxi hai màu xanh - trắng (hoặc vàng...

by admin
June 3, 2024
Lịch sử thành Cộng Hòa, từ thành Gia Định trở thành khu Đại học nổi tiếng Sài Gòn
Saigon xưa

Lịch sử thành Cộng Hòa, từ thành Gia Định trở thành khu Đại học nổi tiếng Sài Gòn

Những ai từng học ở trường Đại học Văn Khoa xưa, nay là trường Đại học Khoa học Xã hội...

by admin
June 3, 2024

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.