ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

2020/08/07
0
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biết Đến Bao Giờ” (Lam Phương) – Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

Đời là vạn ngày sầu biết tìm vui chốn nào.
Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu.
Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu.
Cho lòng không thấy quạnh hiu khi núi rừng buông xuống tịch liêu.

Khi thất tình, có lẽ là đã từng có nhiều người thầm hát lên những câu hát này để than vãn và cảm thương cho mối duyên hẩm hiu của chính mình. Khi tình yêu không được đáp lại, thì đời trở thành vạn ngày sầu, không còn biết tìm vui thú ở nơi đâu nữa.


Click để nghe ca sĩ Phương Dung hát trước 1975

Đó là đoạn mở đầu trong bài hát nổi tiếng Biết Đến Khi Nào của nhạc sĩ Lam Phương, được ông viết dành cho mối tình đơn phương với nữ ca sĩ M.H. Trong lời đề tựa bài hát này khi in trong nhạc tờ, nhạc sĩ ghi: Viết cho em vì… Em Là Tất Cả, nhắc tới bài hát nổi tiếng Em Là Tất Cả sáng tác trước đó cũng dành cho M.H.

Khi đó, nhạc sĩ Lam Phương và cô ca sĩ M.H thường được ở cạnh nhau trong những buổi lưu diễn dài ngày với Biệt đoàn văn nghệ trung ương đến những nơi tiền đồn xa xôi. Sắc vóc tuyệt mỹ của nàng ca sĩ kia đã làm xiêu lòng biết bao nhiêu chàng thanh niên đương thời, và dĩ nhiên trong đó có cả người nhạc sĩ tài hoa. Nhưng mà “Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu”, nên lòng vẫn mãi xót xa trong những đêm sương rừng buông xuống, làm buốt lạnh người trai lính chĭến cả ngoài thể xác lẫn ở trong tâm hồn, chỉ thấy một niềm cô đơn và hiu quạnh.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương

Hoàn cảnh sáng tác “Xập Xám Chướng” của nghệ sĩ Tùng Lâm

Dù đời mình còn dài nhưng ngày vui chóng tàn.
Ta yêu nhau đi thôi cho mộng không vỡ thành đôi.
Từ khi anh là lính chĭến ít về thăm ghé nhà em.
Không còn nghe tiếng cười thâu đêm buồn ơi sao là buồn…

Chàng trai đưa ra đề nghị tương đối thẳng thắn đến người mình thầm yêu: “ta yêu nhau đi thôi”. Cũng bởi vì tuổi trẻ sẽ qua nhanh, ngày vui rồi sẽ chóng tàn, chàng mong muốn được cùng nhau thiết tha cuộc sống thanh xuân, thiết tha tận hưởng những hừng hực yêu đương còn nóng bỏng, cho mộng không vỡ thành đôi, trước khi cuộc đời sẽ làm những cơn phong ba làm tắt ngọn lửa tình.


Click để nghe ca sĩ Trúc Mai hát trước 1975

Nhưng tất cả điều đó chỉ là niềm mơ ước, khi cuộc đời chinh nhân còn phải bôn ba khắp nẻo, bạn cùng sương gió, kiếp sống nay rừng sâu mai núi thẳm, thì yêu đương cũng chỉ biết gửi theo những cánh mây trời phiêu lãng mà thôi:

Ôi ước mơ nhiều cũng thế thôi.
Đời chỉ là bạn cùng sương gió.

Nghe gió đêm từng cơn ru cô đơn.
Biết chăng trong đêm nay
Chĭến chinh đem thân trai nơi rừng sâu.
Cuộc đời chỉ ân ái với cánh thư hồng ấp yêu.

Đêm nay giữa chập chùng núi rừng, có một người đang ở xa cách quê nhà, xa lìa người thương, chỉ biết gửi nỗi lòng qua những cánh thư hồng, tự hỏi biết đến bao giờ mộng kia mới được vẹn tròn…

Rừng là rừng chập chùng giá lạnh trai chiến trường.
Đêm nay xa quê hương xa lìa tiếng nói người thương.
Ngày anh lên đường chĭến đấu hoa lòng đã nở tình yêu.
Nhưng chờ đâu thấy người anh yêu chờ đến Xuân về chiều.

Mời bạn nghe lại ca khúc này qua chính giọng ca của nữ ca sĩ Minh Hiều dưới đây:


Click để nghe

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: lam phương
Share2334TweetPin

Xem bài khác

Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Quan điểm sáng tác của nhạc sĩ Lam Phương qua bài phỏng vấn hiếm hoi trước 1975

Khi bài phỏng vấn này được thực hiện, nhạc sĩ Lam Phương mới 26 tuổi (năm 1963), được xem là...

by admin
December 30, 2023
Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Nhạc sĩ Lam Phương và một quãng đời buồn qua bài hát Cỏ Úa – “Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Lam Phương và một quãng đời buồn qua bài hát Cỏ Úa – “Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ…”

Trong số những nhạc sĩ nhạc vàng đã thành danh từ trước năm 1975, nhạc sĩ Lam Phương thường được...

by admin
April 9, 2021
Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Thập niên 1960, mối tình đơn phương mà nhạc sĩ Lam Phương dành cho danh ca Bạch Yến đã trở...

by admin
April 9, 2021
Nghe lại những bài hát nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tại Paris thập niên 1980 – Những tuyệt khúc của dòng nhạc tiếp nối
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài hát nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tại Paris thập niên 1980 – Những tuyệt khúc của dòng nhạc tiếp nối

Năm 1979, nhạc sĩ Lam Phương chia tay cuộc hôn nhân 20 năm, ôm niềm đau lớn của cuộc đời...

by admin
January 13, 2021

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.