ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Ký ức tươi đẹp về Tết của Sài Gòn Xưa

2021/02/13
0
Lịch sử chợ hoa Nguyễn Huệ và những hình ảnh đẹp của Tết Sài Gòn trước năm 1975

Ngay từ những năm thập niên 1930, tức là gần 1 thế kỷ trước, Tết Nguyên Đán ở Sài Gòn được một ký giả xứ Bắc là Yên Sơn mô tả như sau:

“Tết Nguyên đán đáng lẽ ở nơi đô hội như Sài Gòn thì phải vui vẻ, mà sự không ngờ, Sài Gòn chỉ được vui vẻ ồn ào trong mấy ngày trước Tết vì nhờ có cảnh buôn bán tấp nập, người đi sắm Tết, kẻ đi coi người ở chung quanh chợ Bến Thành là nơi xưa nay đã có tiếng đông vui nhất, chớ không phải riêng gì ngày Tết mới đông vui. Ba ngày Tết ở Sài Gòn có phần buồn hơn ở lục tỉnh vì phần đông những người làm ăn ở Sài Gòn đều là quê quán ở lục tỉnh nên cứ đến ngày Tết họ mới rủ nhau tản mát mỗi người đi một nơi…”

Như vậy có thể nói dù gần 90 năm trôi qua nhưng Tết Nguyên Đán ở Sài Gòn xưa và nay vẫn cơ bản giống nhau: Nhộn nhịp từ khoảng Giáng Sinh kéo dài cho gần hết tháng Chạp, rồi trở nên vắng vẻ một cách lạ thường, trả lại cho đường phố Sài Gòn những ngày bình lặng hiếm hoi trong 3 ngày Tết.

Sở dĩ như vậy là bởi vì Sài Gòn ở vùng đất phương Nam chói chang nắng ấm, là thành phố nhập cư của cả Nam kỳ lục tỉnh, rồi sau đó là lưu dân của cả các miền Trung miền Bắc đến sinh sống làm ăn, rồi khi Tết đến xuân về thì đa số những những dân đó sẽ về lại quê ăn Tết, nên Sài Gòn xưa và nay vẫn mang được một nét đặc trưng không thay đổi vào dịp đầu năm.

Không khí Tết ở Sài Gòn thường được cảm thấy kể từ sau Giáng Sinh. Vào những năm trước 1975, những sạp bán đồ Giáng Sinh dọc các đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ thật ra vẫn ngồi nguyên chỗ và chỉ thay đổi thiệp mừng Giáng Sinh thành thiệp chúc Tết mà thôi. Không khí lễ hội “bắc qua” này kéo dài cho đến gần Tết, khi những khu vực bán hàng Tết thật sự được tổ chức.

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Hai khu vực vui nhất là chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ và khu vực chợ Bến Thành. Trước khi đi đến chợ Bến Thành, người ta ghé lên chợ hoa dọc con đường Nguyễn Huệ, là chợ hoa lớn nhất miền Nam thời đó để sắm những cành mai, chậu cúc về nhà chưng Tết. Theo mô tả của nhà văn Lê Văn Nghĩa, các loại hoa được đưa lên từ những chiếc ghe đậu sát bờ sông Sài Gòn. Đi chợ hoa trong những ngày giáp Tết cũng phải chen chúc giữa người với người và người với hoa, tuy vậy ai nấy cũng tươi vui vì bầu không khí ở đây. Đi chợ hoa Nguyễn Huệ không chỉ để mua hoa mà còn ngửi cả được không khí Tết bắt đầu tràn về, chiếm lĩnh trong từng mảnh nhỏ tâm hồn con người.

Đi hết chợ hoa, các bà các cô có thể xúng xính áo quần băng qua đại lộ Lê Lợi chỉ dài có hơn 500m để dạo chợ Tết Bến Thành. Cảnh chợ Tết Bến Thành năm 1944 được báo Xuân gần 80 năm trước mô tả là “vẫn tưng bừng náo nhiệt, náo nhiệt chẳng kém mọi năm. Người ta vẫn ăn chơi mua sắm, mỗi năm công chúng vẫn dập dìu đi qua bồn binh chợ Sài Gòn, lượn qua, lượn lại những gian hàng”… Có thể thấy khung cảnh chợ Tết những năm 40 thế kỷ 20 so với những năm 70 cũng không khác mấy. Bao quanh khu vực cổng chính của chợ là những sạp bán bánh mứt, đồ khô, bán từ sáng cho đến tận nửa đêm dưới ánh sáng rực rỡ của những ngọn đèn nê-ông nhiều mầu sắc. Khu vực Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn tấp nập những sạp hàng bán quần áo trẻ con và người lớn.

Đó là không khí xuân những ngày đầu năm dương lịch, khi nhịp sống vẫn còn thư thả, và cảm giác Tết thực sự bắt đầu khi người Sài Gòn bắt đầu mua, trữ thực phẩm và vật dụng cho những ngày Tết. Đó là các loại thực phẩm khô như măng lưỡi lợn, bóng cá, gạo nếp nấu bánh chưng, đường làm mứt… Các loại rau, lá xanh như cải bẹ muối dưa, hành củ, hành lá, kiệu…

Kể từ 23 tháng Chạp, tức là ngày đưa ông Táo thì việc chuẩn bị cho Tết bắt đầu gấp gáp hơn. Đây là thời điểm bắt đầu chuẩn bị các loại bánh mứt để ăn Tết, các loại mứt khoai, sen, gừng, bí, chanh, quất. Đến khoảng ngày 27,28 tháng Chạp thì một số gia đình bắt đầu nấu bánh chưng để ăn trong các ngày Tết. Các loại giò, chả tự làm cũng thường được nấu ghém vào nồi bánh chưng bánh tét. Công đoạn nấu bánh và “trông bánh chưng chờ trời sáng” là vui nhất đối với lứa tuổi nhỏ ngồi chụm củi suốt khoảng 10 tiếng đồng hồ. Lúc đó các loại hạt dưa bánh mứt được bày ra ăn dần trong lúc mọi người cùng xòe bài tổ tôm tam cúc hay bầu cua tôm cá.

Đến đêm 30 thì hầu như tất cả mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, mâm cỗ cúng Tất niên được bày ra trong âm thanh giai điệu quen thuộc của bài hát Ly Rượu Mừng phát trên radio hòa cùng tiếng pháo nổ vang khắp chốn. Theo phong tục người Việt thì thời khắc Giao thừa là giờ phút thiêng liêng nhất của năm, là giây phút mà các thần năm cũ giao tiếp các thần năm mới.

Sáng mùng 1, mới buổi tinh mơ cũng là lúc các gia đình bắt đầu xuất hành đầu năm, một nghi lễ quen thuộc có thể được tiến hành ngay sau Giao Thừa. Thường người lớn sẽ đi lễ Lăng Ông hoặc đền đức Thánh Trần tùy theo hướng xuất hành, sau đó trở về nhà để đón khách hoặc đi chúc Tết họ hàng.

Sang đến ngày mồng 2 thì không khí Tết đã nguội dần. Dù vẫn có khách đến chúc Tết, lì xì, vui chơi, nhưng sự háo hức không còn nữa. Lúc này người xưa bắt đầu có thời gian rảnh rỗi, thư thả. Gia đình có điều kiện thì sẽ mời thợ chụp ảnh về chụp ảnh gia đình tại gia. Còn phần lớn gia đình khác thì sẽ gọi xích lô để chở cả nhà ra tiệm để làm bộ ảnh gia đình ngày Tết, một thói quen được hình thành từ những năm thập niên 1950-1960 cho đến tận ngày nay.

Có thể thấy ngày nay, trừ một số đổi thay đổi mang tính lược bỏ đi để đơn giản hơn, thì hương vị Tết Sài Gòn xưa nói riêng và Tết của người Việt Nam vẫn còn đó, hoặc ít ra vẫn vẹn nguyên trong ký ức của nhiều người đã từng sống trong một thời vàng son thuở xưa.

Tổng hợp

ShareTweetPin11

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…

Tin vừa nhận từ gia đình nhạc sĩ Y Vũ, tác giả ca khúc Ngày Cưới Em, Kim, Những Tâm...

by admin
September 28, 2023
Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng

Nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại gia tài âm nhạc với loạt tình khúc được yêu thích, nhiều thể...

by admin
September 25, 2023
Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính
Bàn Tròn Âm Nhạc

Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính

Năm 1974, đạo diễn Lê Dân thực hiện cuốn phim điện ảnh đen trắng mang tên Trường Tôi và giới...

by admin
September 24, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa

Sau thời gian sức khỏe bị suy yếu vì nhiều chứng bệnh, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua đời sáng...

by admin
September 24, 2023
Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Nhạc sĩ Vinh Sử là một trong những tên tuổi tiêu biểu của nhạc vàng miền Nam trước 1975, đặc...

by admin
September 10, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím

Nhạc sĩ Đan Thọ vừa qua đời ở tuổi 99 vào ngày 5/9/2023 tại Houston, Texas. Ông tên thật là...

by admin
September 7, 2023

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.