ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Tiểu sử các bài hát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

2020/01/20
in Tiểu sử các bài hát
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Trong nhạc mục chủ đề mùa Xuân thì ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ Kim Tuấn, nhạc Nguyễn Hiền) là bản nhạc không thể thiếu. Điệu Tango vui tươi, rộn rã; ca từ trong sáng, yêu đời : “Anh cho em mùa Xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều Đông nào nhung nhớ. Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vỉa phố, mắt buồn vin ngọn cây…”. Dù đã ra đời cách đây gần 60 năm nhưng Anh cho em mùa Xuân vẫn rất được nhiều người yêu thích, kể cả giới trẻ hiện đại…

Về hoàn cảnh ra đời của Anh cho em mùa Xuân, nhạc sĩ Nguyễn Hiền tiết lộ :

“Đó là ngày mùng Năm Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn hơi hướm Tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn thơm mùi giấy mới. Tập thơ mỏng, có tựa là Ngàn thương, gồm khoảng 40 bài của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi quên tên. Tôi lần giở, đọc lướt qua từng bài và dừng lại ở bài thơ Nụ hoa vàng ngày Xuân, một bài thơ 5 chữ đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc : “Anh cho em mùa Xuân. Mùa Xuân này tất cả. Lộc non vừa trẩy lá. Thơ còn thương cõi đời. Con chim mừng ríu rít. Vui khói chiều chơi vơi. Đất mẹ gầy có lúa. Đồng ta xanh mấy mùa. Con trâu từ đồng cỏ. Khua mõ về rộn khua. Ngoài đê diều thẳng cánh. Trong xóm vang chuông chùa. Chiều in vào bóng núi. Câu hát hò vẳng đưa. Tóc mẹ già mây bạc. Trăng chờ trong liếp dừa. Con sông dài mấy nhánh. Cát trắng bờ quê xưa…”. Vậy là chỉ trong buổi sáng hôm đó tôi phổ nhạc xong bài thơ. Điều buồn cười là tôi lấy luôn 3 câu thơ đầu tiên phổ thành một câu nhạc (Anh cho em mùa Xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…), thấy rất “ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc.

Sáng hôm sau, có một nhà thơ còn rất trẻ, xưng tên là Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi : “Có gởi cho nhạc sĩ một tập thơ, không biết đã nhận được chưa?”. Tôi trả lời : “Nhận được rồi và riêng bài thơ Nụ hoa vàng ngày Xuân của Kim Tuấn thì tôi đã phổ thành ca khúc”. Kim Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Tình cờ ông Giám đốc Hãng đĩa Asia cũng có mặt. Ông ấy lấy bài hát giao cho ca sĩ Lệ Thanh thâu đĩa và sau đó hát trên đài phát thanh. Từ đó, tôi và Kim Tuấn đã có một mối quan hệ – mối duyên văn nghệ rất tốt đẹp… Ba ngày trước khi tôi lên máy bay sang định cư ở Mỹ (1988), Kim Tuấn rủ tôi đi uống cà phê, chúng tôi đã chia tay nhau thật vui vẻ. Ai ngờ đó là lần cuối cùng của chúng tôi…”.

Nguyễn Hiền sinh năm 1927, ông là một trong những nhạc sĩ sinh trưởng và thành danh tại Hà Nội cùng Hoàng Trọng, Hoàng Dương, Văn Phụng, Nguyễn Văn Khánh… Ca khúc đầu tay của ông là Người em nhỏ (phổ thơ Nguyễn Thiệu Giang) để dành tặng cho người yêu – người vợ cho đến hết đời của ông là Nguyễn Thị An (cháu gọi nhà thơ Tú Mỡ là chú). Hai ông bà chỉ biết mặt nhau trước ngày cưới hai tuần, bởi mối lương duyên của họ là do cha mẹ đôi bên (vốn là bạn bè) đính ước. Nhưng…, như bà kể : “Vừa thấy anh ấy là tôi yêu ngay. Anh sinh viên Trường Bưởi trông rất đẹp trai và… nghệ sĩ !”. Đến cuối đời, bà An vẫn nhớ “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” và ngày cưới của họ : 22.2.1953… Nhạc sĩ Nguyễn Hiền từ trần tại Hoa Kỳ ngày 23.12.2005, thọ 78 tuổi.

Còn nhà thơ Kim Tuấn tên thật là Vĩnh Khuê, sinh năm 1940 tại Huế – ông là hậu duệ đời thứ 5 của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Trải qua thời thơ ấu ở Phan Thiết, rồi vào Sài Gòn vừa đi làm vừa học bậc trung học. Vĩnh Khuê đã phải vật lộn với cuộc sống vất vả và đầy chông chênh : ghi danh học buổi chiều hoặc buổi tối, còn buổi sáng thì đi giúp việc cho một tiệm thuốc tây, rồi học sửa máy tàu thủy, sửa radio kiếm tiền phụ giúp gia đình. Mãi đến khi cầm được tấm bằng Chứng chỉ Ngôn ngữ học (tiếng Anh) của Trường Đại học Michigan (Mỹ), mới đổi đời và gắn bó với nghề giáo. Ông sáng lập và làm Hiệu trưởng Trường dạy tiếng Anh và dạy nghề Thăng Long (Q.4 – TPHCM). Kim Tuấn làm thơ từ những năm đầu thập niên 1960, và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trước 1975 : 17 bài (trong đó có hai bài rất nổi tiếng là Anh cho em mùa Xuân, Nguyễn Hiền phổ nhạc và Những bước chân âm thầm do nhạc sĩ Y Vân phổ từ bài thơ Kỷ niệm). Nhà thơ Kim Tuấn đột ngột qua đời lúc 1 giờ sáng ngày 11.9.2003 bởi căn bệnh nhồi máu cơ tim, thọ 63 tuổi.

Trước đó một năm (trung tuần tháng 11.2002), người viết đã có buổi phỏng vấn nhà thơ Kim Tuấn tại văn phòng Trường dạy tiếng Anh và dạy nghề Thăng Long. Ông tâm sự :

“Tôi viết bài thơ Nụ hoa vàng ngày Xuân để nhớ về quê mẹ Hà Tĩnh – vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo – với ước mơ “đất mẹ gầy có lúa”. Vậy mà nhiều người hát sai quá, cứ “đất mẹ gầy… cỏ lúa”, hoặc “đất mẹ gầy… cỏ úa”, hoặc “đất mẹ… đầy cỏ lúa”?! Cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ, ai lại mơ ước có thêm. Câu thứ hai “đồng ta xanh mấy mùa” cũng là một ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành “đồng xa xanh mấy mùa”, hoặc “đồng xanh xa mấy mùa”?! Làm mất hẳn ý nghĩa của nguyên tác”.

Rồi nhà thơ cho người viết xem bài thơ ban đầu để so sánh với ca từ trong ca khúc do Nguyễn Hiền phổ nhạc. Kim Tuấn cho rằng mình phải “tâm phục, khẩu phục” trước cách thay đổi chữ, không những lột được ý tác giả mà còn làm thăng hoa thêm câu chữ của người phổ nhạc, chẳng hạn câu “Bài thơ còn xao xuyến. Nắng vàng trên ngọn cây”, câu sau được sửa thành “Rung nắng vàng ban mai”, thật khó mà tìm ra được chữ nào hay hơn chữ “rung” để đi với “xao xuyến” trong câu hát ấy. Hoặc “Con chim mừng ríu rít” được Nguyễn Hiền đổi thành “bầy chim lùa vạt nắng”, để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn “nghe” được tiếng chim “ríu rít” mừng vui), vừa “thơ” hơn và giàu hình ảnh hơn. Chữ “lùa” ấy rất mới, rất thơ. Làm sao mà Nguyễn Hiền lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? (“Bầy chim… đùa vạt nắng” chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng “… lùa vạt nắng”). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe “lùa nắng cho buồn vào tóc em” (Nắng thủy tinh – Trịnh Công Sơn). Còn nữa, những câu “Ngoài đê diều thẳng cánh” đổi thành “ngoài đê diều căng gió”, “Câu hát hò vẳng đưa” đổi thành “thoảng câu hò đôi lứa”, “Trẻ đùa vui nơi nơi” đổi thành “trẻ nô đùa khắp trời”…

Trong Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân không có câu nào nói đến “nhạc” cả nhưng khi Nguyễn Hiền phổ nhạc thì… “Nhạc chan hòa đây đó”, rồi “nhạc, thơ tràn muôn lối”. Vậy những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là… thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc – thơ, thơ – nhạc đã hòa làm một: “Anh cho em mùa Xuân. Nhạc, thơ tràn muôn lối…”.

Anh cho em mùa xuân
nụ hoa vàng mới nở,
chiều đông nào nhung nhớ

Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây

Anh cho em mùa xuân
mùa xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá

Lời thơ thương cõi đời
bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi

Đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió
thoảng câu hò đôi lứa

Trong xóm vang chuông chùa
trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
cát trắng bờ quê xưa

Anh cho em mùa xuân
trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới

Bàn tay thơm sữa ngọt
giải đất hiền chim hót
mái nhà xinh kề nhau

Anh cho em mùa xuân
đường hoa vào phố nhỏ
nhạc chan hòa đây đó

Tình yêu non nước này
bài thơ còn xao xuyến
rung nắng vàng ban mai

Anh cho em mùa xuân
Nhạc thơ tràn muôn lối

Nguồn: Hà Đình Nguyên – cgvdt.vn

Tags: nguyễn hiển
Share2546TweetPin
Next Post
So sánh thú vị giữa Tết xưa và nay

So sánh thú vị giữa Tết xưa và nay

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Anh Khoa – Tiếng hát êm đềm và truyền cảm của dòng nhạc trữ tình

Câu chuyện về bài hát “Không” của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Châu Kỳ – Thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Băng nhạc Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh – Tình Yêu & Thanh Bình – Băng nhạc Việt dành cho mùa Noel sống mãi cùng thời gian

Nghe nhạc vàng được hát bằng giọng Quảng Nam: Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ… (ca sĩ Ánh Tuyết)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thu của một thời

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống…

Những giai thoại về hoàn cảnh sáng tác các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 3) – Đường Minh Đế nhàn du thăm tinh cầu

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 2)

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 4)

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn ánh 9 ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.